Đại Kỷ Nguyên

Khám phá những hòn đảo kỳ lạ nhất thế giới, có nơi ‘tương lai – quá khứ’ chỉ cách nhau 3,7km

Đảo Máu Rồng, đảo Cô độc, đảo của quá khứ và tương lai…nằm trong danh sách những hòn đảo lạ lùng nhất thế giới. Nếu có cơ hội đặt chân tới những hòn đảo này chắc chắn bạn sẽ nhận được không ít điều bất ngờ và cả sự thích thú.

Hòn đảo Santa Cruz del Islote

(Ảnh: Youtube)

Được xem là nơi có mật độ dân số dày đặc nhất thế giới, hòn đảo với diện tích bằng 1/10 km2 nhưng có tới 1.200 cư dân cùng sinh sống. Chen chúc nhau trong 90 mái nhà, khung cảnh cuộc sống trên đảo là một mê cung với những con hẻm lộn xộn nhưng đầy màu sắc cùng hai cửa hàng, một nhà hàng và một trường học.

(Ảnh: dreamstime.com)

Điều kiện sống thiếu thốn trên đảo Santa Cruz đang là vấn đề nhức nhối. Người ta không có đủ nước sinh hoạt hàng ngày, máy phát điện chỉ chạy trong vài giờ, cư dân nơi đây đang phải đấu tranh với nhà chức trách dể có thể được cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất thiết yếu cho cuộc sống của mình.

Thậm trí trên đảo còn không có cả bác sĩ (Ảnh: clarin.com)

 Nguồn thu nhập chủ yếu của họ phụ thuộc vào những khách du lịch tới đây, nhưng một chuyến tham quan của khách du lịch cũng chỉ vỏn vẹn 90 phút vì nơi đây không có khách sạn để du khách lưu trú qua đêm. Ngoài ra người ta còn có thể đến làm việc tại các hòn đảo bên cạnh nơi có các khách sạn hay khu nghỉ dưỡng hiện đại.

(Ảnh: Youtube)

Mặc dù cuộc sống vất vả và thiếu thốn đủ điều nhưng cư dân nơi đây vẫn vui vẻ đón nhận. Họ chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện rời đi nơi khác sinh sống. Với họ, Santa Cruz de Islote đã là một mảnh đất rất đỗi thiêng liêng, thậm chí nhiều người dân còn gọi đây là “chốn thiên đường”.

Socotra – Hòn đảo của những cây máu rồng

(Ảnh: Church of Beth Kokheh Journal)

Cái tên Socotra bắt nguồn từ ngôn ngữ của người Ấn Độ cổ có nghĩa là Hòn đảo Hạnh Phúc. Nơi đây sở hữu những bãi biển đẹp, biệt lập với thế giới bên ngoài cùng với một hệ sinh thái vô cùng đặc sắc mà không nơi nào khác có.

(Ảnh: Metro)

Hệ động thực ở đây vô cùng kỳ lạ với những cây Máu Rồng vươn cao đón ánh mặt trời trên những bờ đá cằn cỗi. Hình dáng của chúng thật khiến người ta có cảm tưởng rằng Máu Rồng là một loài cây ngoại lai từ hành tinh khác. Nhựa cây có màu đỏ đặc chưng và là loại thuốc quý.

(Ảnh: Youtube)

Tháng 7 năm 2008, đảo Socotra đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vì vẻ đẹp độc đáo, hoang sơ của mình. Nơi đây cũng là mồ chôn của rất nhiều con tàu đắm với những câu chuyện huyền bí mà người ta đồn thổi qua nhiều năm.

Hòn đảo Fort Boyard

(Ảnh: Office de Tourisme de Rochefort Océan)

Thực tế đây là một hòn đảo nhân tạo với nền móng được nâng đỡ bởi 75,000 mét khối đất đá. Ý tưởng về những pháo đài trên mặt biển đã được hình thành vào những năm 1660 dưới thời vua Louis XIV. Tuy nhiên phải đến năm 1804 nó mới được xây dựng dưới sự chỉ đạo của Hoàng Đế Napoleon Bonaparte.

(Ảnh: Fort-Boyard.fr)

Trải qua những biến động lịch sử, cuối cùng “hòn đảo” cũng được khánh thành vào năm 1857. Với kiến trúc hình bầu dục, nền đất rộng 32 mét, cao 20 mét nơi đây có thể chứa tới 250 binh sĩ và 74 khẩu pháo. Tuy nhiên, vì những hạn chế về công nghệ, pháo đài Fort Boyard rất hạn chế trong thực chiến và bị biến thành nhà tù quân sự kể từ đó.

Quần đảo nổi trên hồ Titicaca

(Ảnh: Youtube)

Tộc người Uros sinh sống quanh hồ Titicaca ở Peru có một cách xây nhà rất độc đáo. Người ta bện những bó sậy khô mọc trên hồ thành các bè nổi trên đảo, đồng thời dùng chính nguyên liệu ấy để dựng nhà trên đó. Những bè nổi này được gọi là những “hòn đảo” nhân tạo. Cứ mỗi 6 tháng “hòn đảo” lại từ từ chìm xuống và họ phải cải tạo ngôi nhà của mình.

(Ảnh: Peru Andean Travel)

Mỗi hòn đảo nhỏ có diện tích khoảng 30m2 gồm từ hai đến ba gia đình cùng sinh sống. Với sự độc đáo trong cách dựng nhà của mình, cư dân nơi đây kiếm được một khoản thu nhập từ các du khách du lịch bên cạnh cuộc sống mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá.

Những chiếc bếp có cấu tạo đặc biệt để đảm bảo không bắt lửa vào những kiến trục bằng sậy mong manh (Ảnh: Youtube)

Với dân số 1.200 người sinh sống trên 60 hòn đảo trên hồ Titicaca, dân tộc Uros là một trong những tộc người cổ bảo lưu tập quán sinh hoạt có từ thời Inca. Để tránh khỏi những nguy hiểm có thể gặp phải như chiến tranh bạo loạn trên đất liền. Họ liền nghĩ cách “di cư” tới mặt nước từ thời cổ đại. Và ngày nay chúng được thế giới biết đến như là một địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn.

Đảo Phục Sinh

(Ảnh: vietravel.com)

Đảo Phục Sinh thuộc lãnh thổ Chile chắc hẳn không còn xa lạ với những người đam mê khảo cổ học. Có lẽ hòn đảo này sở hữu một cảnh quan không khác nhiều so với những hòn đảo xung quanh, thế nhưng điều đặc biệt của hòn đảo chính là 887 bức tượng đá 6.000 năm tuổi rải rác khắp nơi, với khối lượng có thể lên tới 80 tấn.

(Ảnh: bandodiadiem.com)

Những bức tượng đá được chế tác vô cùng công phu với kích thước khổng lồ thậm chí còn thách thức nền khoa học kỹ thuật ngày nay. Bao năm tháng qua, chúng vẫn đứng đó hiên ngang như thách thức mọi định kiến khoa học.

Đáng ngạc nhiên hơn nữa là cư dân trên đảo đã phát triển một loại ngôn ngữ kỳ lạ có tên là Rongo Rongo từ hàng nghìn năm trước, khác biệt hoàn toàn so với hệ thống chữ viết trên thế giới. Trong khi đó các dân tộc khác sinh sống trên các đảo quanh Thái Bình Dương đều không biết chữ.

(Ảnh: pinterest.com)

Người ta xem đảo Phục Sinh là hòn đảo kỳ lạ không chỉ ở vẻ đẹp kỳ vỹ mà thiên nhiên ban tặng. Nguyên nhân còn đến từ những di tích khảo cổ với bằng chứng không thể chối cãi cho một nền văn mình tiên tiến từng tồn tại trên hòn đảo này từ hàng ngàn năm về trước.

Đảo của Quá Khứ và Tương Lai

Nằm giữa eo biển Bering là quần đảo Diomede gồm một đảo lớn và một đảo nhỏ. Mặc dù nằm ở một nơi hẻo lánh, nhưng nơi đây lại nổi tiếng với bởi vị trí cực kỳ đặc biết khiến nó có thể xóa nhòa đi giới hạn thời gian tồn tại trên hành tinh này. Đứng từ đảo nhỏ nhìn sang đảo lớn bạn có thể nhìn thấy tương lai. Và ngược lại từ đảo lớn nhình sang đảo nhỏ chúng ta có thể tìm về quá khứ, mặc dù chúng chỉ cách nhau 3,7 km đường biển.

Đứng từ đảo nhỏ nhìn sang đảo lớn để thấy tương lai (Ảnh: Youtube)

Mặc dù cùng nằm trong một quần đảo, nhưng Sa Hoàng Nga đã bán hòn đảo nhỏ cho chính phủ Mỹ vào năm 1867, vì vậy múi giờ của chúng bị chênh lệch rất nhiều. Giờ của Nga và Mỹ chênh nhau 23 tiếng. Khi ở Đảo lớn bắt đầu một ngày mới thì đảo nhỏ chỉ mới là bình minh của ngày hôm qua…

Mặt biển đóng băng nối liên 2 hòn đảo (Ảnh: Youtube)

Mùa đông tới, mặt biển ở đây sẽ đóng băng, vô tình tạo thành một cây cầu nối liền tương lai với quá khứ và chưa bao giờ con người có thể đi bộ từ Châu Âu sang Châu Mỹ dễ dàng như vậy. Tuy nhiên đây được coi là một hành vi bất hợp pháp.

Bình minh trên hòn đảo nhỏ (Ảnh: Alaska Film Services, Inc.)

Ngày nay, trên đảo nhỏ vẫn còn một ngôi làng gồm 500 cư dân sinh sống với nghề thủ công chạm khắc ngà Hải Mã, còn trên đảo lớn do Nga quản lý chỉ còn lại những căn cứ quân sự mà không có bóng dáng của một người dân nào.

 Trọng Đạt

 

Exit mobile version