Thời tiết càng nóng bức, mọi người càng hay dùng khăn lông lau mồ hôi, sau một thời gian thì khăn có mùi lạ, sờ vào lại có cảm giác nhầy nhầy, rất khó chịu!

Đặc biệt với người mồ hôi dầu, nhiều khi chỉ lau mặt chứ chưa nói lau toàn thân, nhưng cũng chỉ trong thời gian không lâu khăn đã bị ẩm nhầy, có mùi hôi.

Với tình trạng như vậy phải làm thế nào? Có thể tham khảo những cách sau đây:

1. Khăn mặt chỉ dùng để rửa mặt

Kiến nghị bạn chỉ dùng khăn mặt để lau mặt, không dùng lau mồ hôi và thân thể, vì chất bài tiết trên thân thể có nhiều vi khuẩn, hơn nữa dầu mỡ và chỗ bẩn trên thân thể dễ bám vào khăn, nếu không thường xuyên khử trùng và làm sạch khăn thì chẳng mấy khăn sẽ bị bết và cứng, vì thế hãy luôn chú ý làm sạch khăn để loại bỏ vi khuẩn, phòng vi khuẩn gây hại cho da.

2. Khử trùng bằng nhiệt độ cao

Khi làm sạch khăn có thể dùng nước sôi ngâm khoảng 10 phút sau đó làm sạch bằng bột giặt, xong đưa ra chỗ thoáng phơi khô. Nếu thấy dùng nước sôi phiền phức thì cũng có thể cho vào lò vi sóng khoảng 5 phút, đây cũng là cách dùng nhiệt khử độc cho khăn.

3. Khử mùi với giấm và baking soda

Theo trình tự làm sạch thông thường: cho vào máy giặt hai muỗng giấm trắng, thêm lượng nước nóng vừa phải rồi khởi động máy làm sạch (giai đoạn này chưa cho bột giặt, nước làm mềm vải hay bất cứ thứ gì khác). Sau khi xong quá trình giặt sạch mới cho thêm vào xà phòng giặt hoặc baking soda giặt thêm một lần, giúp khử mùi và chất nhầy.

Ngoài ra, trước khi khử mùi cho khăn chúng ta cũng nên kiểm tra máy giặt xem có mùi khác thường gì không, nếu có thì xử lý mùi cho máy trước bằng nước nóng và chất tẩy trắng.

Máy giặt khi đóng lại, môi trường kín bên trong là nơi lý tưởng để vi khuẩn hoạt động, vì thế khi máy ngừng vận hành thì nên cho khăn ra ngoài.

Sau khi sử dụng khăn xong nên phơi khô ngay để khăn không nổi mốc, đặc biệt với khăn tắm, còn khăn mặt thì khi dùng xong hãy giặt sạch ngay.

Nếu trong phòng tắm có cửa sổ thì ban ngày nên mở ra cho thoáng, cho ánh mặt trời chiếu vào, vì phơi trong môi trường kín khăn vẫn có thể sinh mốc. Khăn không nên phơi chỗ râm, nên phơi dưới ánh mặt trời để diệt vi khuẩn và khử mùi tốt nhất.

4. Xử lý khăn bị cứng và bết

Trong trường hợp này có thể dùng bột giặt có tính kiềm hoặc vò bằng muối ăn, xử lý xong làm sạch lại bằng nước thường rồi phơi khô; muối ăn cũng có tác dụng khử mùi. Còn nếu đã cố gắng mà vẫn không khử hết được mùi lạ thì có lẽ cái khăn đã quá tệ, đề nghị… đổi khăn mới!

Theo qilook.com

Tinh Vệ biên dịch

Xem thêm: