Đến Nhật Bản, bạn sẽ phát hiện ra giao tiếp giống như một nghệ thuật. Ở đó, dù bạn đóng vai người kể chuyện hay người lắng nghe thì cũng cần hội tụ đủ những yếu tố như một nghệ nhân thực thụ.
1. Kiên nhẫn là lời nhắc nhở
Bạn từng vướng vào những cuộc trò chuyện không hồi kết, không phải vì bạn nhiệt huyết hay hào hứng chia sẻ về một vấn đề nào đó mà bởi vì bạn cảm thấy mình không thể tiếp tục nghe ai đó thuyết giảng về chính họ nữa. Tuy nhiên, trước khi bạn bỏ cuộc hãy hít một hơi thật sâu và nhắc nhở bản thân: Hãy kiên nhẫn, đừng cố tranh lời của người khác. Đây là một trong những nguyên tắc ứng xử cơ bản trong giao tiếp thường ngày tại Nhật Bản.
Ở các quốc gia phương Tây, việc nối tiếp và nhắc đè lên lời của người khác là biểu hiện của phong cách nói chuyện sôi nổi. Tuy nhiên, đối với các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, việc nói tranh lời của người khác biểu hiện sự khiếm nhã và không tôn trọng người đối diện.
Đặc biệt tại Nhật Bản, người Nhật rất hiếm khi nói tranh lời của người khác. Người Nhật đề cao sự nhẫn nhịn trong mỗi cuộc trò chuyện và sự nhã nhặn trong giao tiếp, thật khó để bạn bắt gặp một người Nhật nào thể hiện sự chán nản hay thất vọng của họ trên gương mặt khi bạn đang nói, dù trong lòng họ thực lòng không hiểu hoặc không muốn hiểu bạn đang nói gì. Không phải họ không chân thành với bạn mà bởi vì họ muốn dành sự tôn trọng đối với sự yêu thích của bạn.
2. Câu hỏi lặp lại
Xác nhận trong giao tiếp là sự then chốt trong giao tiếp của người Nhật, đó là điều khiến những lần gặp gỡ đối tác kinh doanh ở đây có thiên hướng kéo dài trong thời gian khá lâu. Khi người nói vừa kết thúc phần câu chuyện của họ, hãy thể hiện sự quan tâm của bạn bằng một câu nói đơn giản như: “Tôi cũng nghĩ như thế”, “Điều đó tệ thế sao?” hay thể hiện sự đồng cảm bằng câu “Vấn đề đó khó/buồn/thoải mái đấy?” Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó thể hiện sự quan tâm, đồng ý hay không đồng ý với ý kiến của người nói. Hơn hết, đó cũng là tín hiệu chắc chắn để người nói biết rằng họ đang được lắng nghe và bạn hiểu những gì họ nói.
3. Hãy rõ ràng
Khi trả lời câu hỏi, chỉ một từ có hay không đơn giản là không đủ trong tiếng Nhật: nó nghe rất máy móc và không thuyết phục. Thay vì thế hãy nói: “Vâng, đúng vậy đấy” hoặc là “Vâng, tôi thích điều này”. Để trả lời theo cách phủ định, hãy thử nói “Không, chưa” hoặc “Không, thật không may”.
Hơn nữa, khi cám ơn, hãy nhấn mạnh lời cảm ơn của bạn bằng cách thêm vào một nhận xét bày tỏ cảm xúc, như là “Trông rất ngon” hoặc “Tôi rất vui”.
4. Tránh những câu hỏi quá riêng tư
Có lẽ nhiều hơn trong các nền văn hoá, người Nhật không thích để lộ yếu điểm của họ và vì thế không thích những câu hỏi quá riêng tư hay quá thẳng, như “Vì sao?”, trừ phi tự họ đưa ra chủ đề. Đặc biệt khi bạn không quá thân thiết, hãy tránh hỏi những câu quá cụ thể như là “Bạn làm cho công ty nào?”, “Bạn sống gần ga tàu nào?”, hoặc “Bạn sống một mình à?”. Thay vào đó bạn có thể hỏi “Bạn làm trong lĩnh vực nào?”, “Bạn sống ở khu nào ở Tokyo?” và “Bạn sống cùng với gia đình à?”. Những câu hỏi này đều là những cách hỏi gián tiếp điều bạn muốn biết nhưng tránh được việc hỏi quá trực tiếp.
5. Hãy hỏi điều đã rõ ràng
Việc hỏi điều đã rõ ràng là một cách nói chuyện phổ biến tại Nhật. Đây là một cách tiếp cận được sử dụng để người nghe thấy rằng họ không kiêu căng. Đó có thể là một cách hiệu quả để bắt đầu cuộc nói chuyện vì nó khuyến khích người đáp trình bày rõ hay giải thích đồng thời cũng cho phép họ đưa ra một chút hay nhiều thông tin hơn nếu họ cảm thấy thoải mái. Và điều đó mở ra cơ hội tiếp tục cuộc nói chuyện – hỏi thăm rằng bạn tin rằng họ đã mua được vài thứ yêu thích.
Tại Nhật Bản, dù trong bất kỳ nguyên tắc giao tiếp nào thì điều quan trọng nhất mà người nói hay người nghe cần thực hành là dành sự tôn trọng và quan tâm tới đối phương. Nghệ thuật nói là một phương pháp biểu đạt suy nghĩ. Từ cách giao tiếp của người Nhật bạn có thể nhận ra, trước khi họ định nói bất cứ điều gì, họ đều suy xét tới tâm tư của người lắng nghe, đây là trọng tâm mà người Nhật thực hành để duy trì cuộc nói chuyện của mình.
Xuân Dung