Tất Thăng (990-1051 sau CN) là một nhà phát minh thời Bắc Tống. Theo một cuốn sách của một học giả, Tất Thăng, một thường dân, đã phát minh ra công nghệ in với chữ rời đầu tiên. Kỹ thuật in của ông không được đề cập chi tiết trong cuốn sách này, còn những câu chuyện về cuộc đời ông được lưu truyền trong văn học dân gian.
Những kỹ thuật in cổ nhất có thể bắt nguồn từ Trung Quốc và Ai Cập. Ở Trung Quốc, kỹ thuật này bao gồm khắc chữ và đồ họa trên các tấm gỗ và sau đó dùng mực in chúng lên quần áo trong suốt thời nhà Hán (206 trước CN đến năm 220 sau CN) và trên giấy trong triều nhà Đường (618-907). Phương pháp này được gọi là “công nghệ in khối” và ngày nay vẫn được sử dụng.
Trước đó nữa, có tồn tại những con dấu in đơn có thể liên quan đến nền văn minh Lưỡng Hà hơn 3.000 năm trước CN. Dưới triều nhà Đường, in đã trở thành một hoạt động phổ biến và nó lan sang các nước Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Philippines.
Theo một số truyện dân gian ở triều Bắc Tống, Tất Thăng được chủ một cửa hàng in với kỹ thuật in khối thuê làm công việc của người viết chữ. Để có thể in cuốn hồi ký về cuộc đời cha nuôi của mình, Tất Thăng bắt đầu học in khối với một đồng nghiệp, một thợ khắc có tuổi nổi tiếng. Tuy nhiên, người thợ khắc già cuối cùng bị sa thải vì mắt kém, hậu quả của những năm miệt mài khắc chữ. Sự cố này làm tổn thương sâu sắc đến Tất Thăng, ông quyết định cải cách công nghệ in ấn. Tất Thăng làm việc cực kỳ khó khăn với sự hỗ trợ của vợ ông, và cuối cùng đã phát minh ra một công nghệ mới, ông có thể mở “cửa hàng in với chữ rời” của mình cùng với những thợ thủ công khác. Thành công của ông đã kéo theo nhiều ganh tị, đặc biệt là từ ông chủ cũ và nhanh chóng biến thành thù hận. Theo truyện kể dân gian, sau đó Tất Thăng bị hãm hại và mất tất cả, cả gia đình cuối cùng chết trong cảnh nghèo đói.
Kỹ thuật mà ông đã phát minh ra đã được ghi lại rất chi tiết trong các tài liệu. Theo đó, Tất Thăng làm các chữ để in bằng đất sét, một chữ tượng hình với các ký tự, sau đó các chữ bằng đất sét được làm cứng bằng cách nướng qua lửa. Những ký tự sau đó được giữ trong túi giấy và được sắp xếp theo vần. Khi in, ông trộn tro giấy, sáp nhựa thông và đặt hỗn hợp trên một khung sắt phẳng. Các ký tự chữ tượng hình sau đó được sắp đặt theo thứ tự trên tấm sắt. Sau đó, tấm sắt này được đặt trong lò để hơ chảy sáp dần ra, sau đó ép bằng một tấm ván, các chữ dính trên tấm sắt thành bản in.
Khi in, phủ mực, giấy lên và có thể in chữ lên các bề mặt. Sau khi in xong, tấm sắt một lần nữa được làm nóng qua lửa để làm tan sáp nhựa thông, lấy các chữ ra và cất đi cho lần sử dụng tiếp theo. In typo hiện đại sử dụng các thiết bị tốt hơn và điều kiện kỹ thuật tốt hơn, nhưng nguyên tắc của nó và phương pháp cơ bản thì vẫn giống như kỹ thuật in với chữ rời.
Phát minh của Tất Thăng sử dụng ít lao động và nguồn lực hơn so với in khối, nhưng lại rất hiệu quả và cho ra một bản in chất lượng. Đây là công nghệ in cao cấp hơn nhiều so với in bloc. Nó được coi như cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử ngành in ấn và đặt nền móng cho công nghiệp in hiện đại.
Theo Epochtimes France
Xuân Hà
Xem thêm: