Mumbai, Ấn Độ được biết đến là một trong những nơi tập trung nhiều khu ổ chuột nhất thế giới. Trong đó, đáng chú ý nhất chính là khu ổ chuột Dharavi, khu ổ chuột lớn nhất châu Á và lớn thứ hai trên thế giới. Đây chính là nơi quay những cảnh phim chủ yếu trong bộ phim Triệu phú khu ổ chuột.
Một con ngõ nhỏ đầy những lán nhỏ và đủ mọi thứ hổ đốn giống như một mê cung hẹp ẩm ướt.
Trong không gian 1,75 km2 có tới hơn triệu người sinh sống, ước tính trung bình cứ 1440 người lại sử dụng chung một nhà vệ sinh.
Rác thải cùng nhiều thứ khác bị vứt loạn khắp nơi trên đường. Thậm chí người dân còn đại tiện, tiểu tiện loạn bậy khắp các hẻm và con phố. Nếu không may vô tình vấp ngã thì chỉ nghĩ đã thấy kinh khủng.
Vì để tiết kiệm không gian sống nên những chiếc lán cũ thường được chia thành 3 hoặc 4 tầng. Thậm chí một số căn hộ có tới 20 người cùng nhau sinh sống. Cứ 5-6 người cùng ngủ trên sàn nhà được lót nhẹ một lớp đơn giản nào đó.
Nhiều thế hệ trong một gia đình đều sinh sống tại đây, họ đã quen với cuộc sống như vậy nên không thấy có gì là khổ. Ngay cả khi rác thải chất đầy trước cửa nhà hay nước thải ô nhiễm dẫn đến mắc một số bệnh.
Nơi đây giống như một hố chôn rác tập trung. Nhưng trong từ điển của người dân Ấn Độ ở Mumbai lại không có từ định nghĩa là “rác”. Bởi vì các đồ chơi bị hỏng đều có thể trở thành những con búp bê Barbie, mỗi một đồ vật nơi đây đều được tận dụng triệt để và “tái sinh” liên tục.
Tiếng máy bay trên bầu trời, các tuyến đường sắt xe lửa chạy qua đánh thức những em bé đang say giấc…nơi đây thật sự giống như một cuộc phiêu lưu trong mê cung.
Chỉ cách đó vài dặm là khu phồn hoa nhộn nhịp, nơi những ngôi sao Bollywood và những người giàu có sinh sống.
Tại các khu ổ chuột bẩn thỉu, nước và điện thường hay bị mất. Mọi người thường phải giặt giũ quần áo ở một ao tù ô nhiễm. Mỗi lần lấy nước sạch để uống người ta phải đi bộ tới 2 km và mua nước ở “chợ đen”. Nước ở đây ô nhiễm còn hơn nước ở sông Hằng.
Một người phụ nữ nhặt những thùng nhựa tái chế để bán kiếm chút thu nhập ít ỏi.
Giống như các khu ổ chuột ở Dharavi, một số nơi khác cũng trần ngập rác khắp nơi.
Mặc dù được gọi là khu ổ chuột, nhưng vì các doanh nghiệp kinh doanh nơi đây không cần phải đăng ký và nộp thuế, cộng thêm mức chi phí lao động thấp nên hàng ngàn các cửa hàng kinh doanh vẫn thu được nguồn lợi nhuận lên tới $50.000 đôla Mỹ (khoảng hơn 1 tỷ đồng) hàng năm.
Bạch Mỹ Xem thêm: