Đại Kỷ Nguyên

Ghé thăm “thị trấn ma” nơi ở của 1.500.000 người chết

Ở ‘thành phố linh hồn’ một đêm với cái tên Colma, bạn có thể nổi hết da gà vì ở đó không có gì khác ngoài sự tĩnh lặng đến đáng sợ… “Thật tuyệt vời khi sống sót ở Colma” là câu nói người địa phương sẽ chào bạn vào buổi sáng hôm sau.

Colma là một thị trấn nhỏ yên tĩnh ở bang California, rộng chỉ vỏn vẹn hơn 5km2, là nơi sinh sống của 1.700 người, nhưng có tới 1.5 triệu ngôi mộ. Đa phần những người nằm dưới lòng đất đã sinh sống và qua đời tại San Francisco, nhưng do chi phí đắt đỏ tại đó nên họ không thể mua cho mình một miếng đất làm mộ sau khi qua đời.

Vào thế kỷ 19, San Francisco là một thành phố chết chóc. Trong cơn sốt vàng đầu thế kỷ này, những người đào vàng, thợ máy và dân di cư từ khắp nơi trên thế giới đã đổ về đây mong tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn, bệnh tật đi theo họ khiến số người chết tăng lên chóng mặt, 27 nghĩa trang ở đây đều chật kín các ngôi mộ.

Điều này bị coi là một thảm họa về sức khỏe, tệ hơn nữa là quỹ đất của thành phố bị thu hẹp vì số lượng nghĩa trang tăng lên nhanh chóng. Do vậy vào năm 1902, Ủy ban cố vấn của Hội đồng thành phốyêu cầu nghiêm cấm các hoạt động chôn cất trong thành phố, đồng thời ra quyết định di chuyển các nghĩa trang như Laurel Hill và Calvary ra khỏi thành phố.

Cuộc chiến chống lại việc di chuyển các ngôi mộ ra khỏi thành phố kéo dài trong vài thập kỷ, kết quả là vào năm 1942, thành phố San Francisco chỉ còn lại hai nghĩa trang là nghĩa trang Quốc gia San Francisco và nghĩa trang Dolores. Ngày nay, hai nghĩa trang này vẫn còn tồn tại trong thành phốnhưng không có thêm các ngôi mộ mới.

Hơn 150.000 thi thể đã được di chuyển ra khỏi San Francisco để tới thị trấn Colma, một thị trấn nhỏ được thành lập vào năm 1892, khi tổng giám mục Patrick Riordan quyết định xây dựng một thị trấn mới nằm trong thung lũng, cách thành phố San Francisco 8 km về phía Nam. Và thế là một cánh đồng khoai tây nhỏ đã trở thành một nghĩa trang Công giáo mới, trở thành nơi duy nhất trên thế giới có số người chết vượt quá số người sống.

Trong suốt lịch sử của mình, Colma chưa bao giờ có số người sống vượt qua số người đã qua đời. Ngày nay, đây là nơi sinh sống của 1.800 người sống và của hơn 1,5 triệu người chết, nằm tại 17 nghĩa trang lớn, vốn được người dân địa phương coi như là các công viên.

Colma – thành phố của các nghĩa trang

Colma vẫn là nơi chôn cất người qua đời của thành phố San Francisco, và số lượng cư dân của thế giới bên kia vẫn đang tăng chóng mặt. Ước tính mỗi ngày Colma “chào đón” thêm khoảng 75 cư dân “di cư” sang thế giới bên kia.

Vì số lượng người chết vượt quá số người sống, nên Colma bị người ta gán cho một số tên nghe rất u buồn như “Thành phố tĩnh lặng”, “Thành phố của những linh hồn” hay “Thành phố tử thần”. Rất may là các cư dân sinh sống trong thành phốđã quen rồi,  họ không thấy phiền lòng vì điều đó. Họ biết rằng, chính “cái chết” đã làm nên điểm độc đáo cho thành phố của mình, thậm chí họ còn sáng tạo ra một khẩu hiệu rất hài hước cho thị trấn đó là “Thật tuyệt vời khi sống sót ở Colma”.

Câu nói quen thuộc của người dân ở Colma “Thật là tuyệt khi sống ở Colma”

Colma còn là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của nhiều nhân vật nổi tiếng như tay cờ bạc khét tiếng Wild West, sỹ quan Wyat Earp, nhà sáng lập hãng quần bò danh tiếng Levis Strauss, và huyền thoại bóng rổ Joe DiMaggio.

Lê Anh

Xem thêm:

Exit mobile version