Đại Kỷ Nguyên

Làm thế nào để đưa ra những quyết định chính xác như các doanh nhân nổi tiếng?

Bạn cần đưa ra quyết định, nhưng bạn còn do dự? Đừng lo lắng, dưới đây là 11 kinh nghiệm thương trường của 11 doanh nhân nổi tiếng trên thế giới, những người cần phải đưa ra những quyết sách, chiến lược và lời khuyên hàng ngày. Họ đã thử và đã thành công!

1. Đôi khi chỉ cần tốt thôi đã là hoàn hảo

Tai Lopez là một nhà đầu tư, một đối tác lớn và là người gây dựng nên đế chế trực tuyến trị giá 8 con số. Tai Lopez cũng từng là cố vấn cho hơn 20 doanh nghiệp trị giá hàng triệu USD tại Mỹ, công việc hàng ngày của anh là đưa ra lời khuyên để người khác có được thành công.

“Khi tôi 19 tuổi, người thầy đầu tiên của tôi, Joel Salatin nói: ‘Tai, đôi khi tốt vừa đủ sẽ là sự hoàn hảo’. Ý của ông ấy là đôi khi vì tìm kiếm sự hoàn hảo mà chúng ta đã coi nhẹ yếu tố thời gian. Vì quá tập trung vào việc hoàn thiện mà bạn quên đi giá trị của thành phẩm còn phụ thuộc vào đồ thị hạn chế thời gian. Đôi khi bạn chỉ cần thực hiện một cuộc gọi và nói: ‘Thế là tốt rồi!’.

Bạn đã hoàn thành một sản phẩm mới, đã viết xong một cuốn sách, một bài báo, thiết lập xong một chiến lược marketing… Một khi bạn đã đi được 6/10, 7/10 hay 8/10 chặng đường, điều bạn cần làm là giải phóng thành quả ấy. Mark Zuckerberg từng nói: ‘Nếu điều đó không được phá vỡ, bạn sẽ không đủ nhanh’.

Nếu bạn sợ hãi, chỉ cần nhớ: Mọi người đều chịu ảnh hưởng của của đồ thị hạn chế thời gian. Nếu tất cả đều chậm còn bạn nhanh, bạn là người thành công”.

2. Cương quyết thoát khỏi tình trạng hiện tại

Grant Cardone, chuyên gia bán hàng hàng đầu đã xây dựng đế chế kinh doanh bất động sản trị giá 500 triệu USD, và là tác giả của cuốn sách bán chạy “Be Obsessed or Be Average” của NewYorkTimes. Theo Grant Cardore: “Từ chối quyết định là một quyết định”.

“Khi tôi gặp khó khăn, tôi tự hỏi: ‘Mình sẽ tiếp tục như thế này hay tiến về phía trước?’ Tất cả các quyết định đều có ‘giá’ của nó. Những sự việc thường làm tôi do dự và tự kìm hãm là do nỗi sợ hãi hoặc thiếu thông tin. Vậy, bạn biết mình nên làm gì rồi đó: Tìm kiếm thông tin và đặt niềm tin vào chính mình”.

3. Thiết lập tầm nhìn xa của bạn

Melanie Perkins, đồng sáng lập kiêm CEO của Canva, đã tăng gấp đôi giá trị của công ty mình lên tới 345 triệu USD, chia sẻ cách thành công của mình đó là: Hãy dành một khoảng thời gian riêng biệt để vạch rõ tầm nhìn và chiến lược lâu dài.

“Bởi vì, khi bạn đã có một tầm nhìn bao quát rõ ràng, những quyết định hàng ngày, những mục tiêu nhỏ sẽ được hoàn thành đơn giản hơn nhiều. Bạn sẽ phát hiện mỗi bước đi nhỏ nhưng chính xác sẽ là điều quan trọng trong việc dịch chuyển đúng hướng của bạn, nó sẽ trở thành yếu tố quan trọng trong việc hoàn thành những chiến lược dài hạn”.

4. Thư thả một cách nghiêm túc

Roberto Orci, nhà sản xuất và biên kịch phim – TV show Hollywood toàn cầu giá trị hơn 5 tỷ USD của Mỹ khuyên rằng: Đối với những quyết định quan trọng đừng để bất kỳ ai thúc giục.

“Ý của tôi không phải là bạn nên trì hoãn vô hạn. Tuy nhiên, tôi biết rằng cuộc cạnh tranh tốc độ trên thương trường làm chúng ta cảm thấy áp lực và đưa ra những quyết định nhanh hơn là chúng ta nên đợi. Tôi đã trải nghiệm nhiều lần sự tôn trọng và tin tưởng từ đồng nghiệp và đối thủ khi tôi nói: ‘Bạn sẽ có câu trả lời của tôi khi tôi thật sự hoàn hảo và sẵn sàng’.”

5. Bản đồ của 3 yếu tố: Tại sao, như thế nào và cái gì?

Danae Ringelmann, nhà sáng lập Indiegogo cho rằng quyết định sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn có thể hiểu toàn bộ mấu chốt của vấn đề.

“Điều cần đạt được, tại sao cần đạt được nó và phương pháp, kế hoạch để đạt được nó.

Nhiệm vụ của bạn (Tại sao)?

Các giá trị chiến lược (Như thế nào)?

Và số liệu (Cái gì)?

Tất cả điều này đóng vai trò hướng dẫn, làm bộ lọc để đưa ra quyết định của bạn. Với nền tảng này, các yếu tố sẽ được phân tích cặn kẽ, việc đưa ra quyết định sẽ nhanh chóng hơn so với một cuộc họp tranh luận”.

6. Nguyên nhân gốc rễ của do dự

Chris Plough, cố vấn cho các doanh nghiệp và là chuyên gia đầu tư các dự án khởi nghiệp chia sẻ một kinh nghiệm rất thú vị đó là bạn hãy tự hỏi chính mình: Sự do dự của bạn bắt nguồn từ sợ hãi hay lo âu, là bạn cảm thấy không sẵn sàng hay không đủ khả năng?

“Đây là cách tôi từ chối tiếp tục với MavenWire và bước vào môi trường có thể phát huy tài năng của mình. Tôi tin mình có khả năng và đón đầu xu thế thay vì loay hoay với sự do dự và sợ hãi của mình”.

7. Bỏ qua việc theo đuổi hoàn hảo

Craig Lack, Giám đốc Điều hành ENERGI đồng là nhà sáng lập Performance Based Health Plans cho rằng nếu bạn vẫn cứ mãi bị mắc kẹt trong các lựa chọn thì chính xác bạn đang đánh mất đi tính nhạy bén của một doanh nhân.

“Và việc truy tìm ‘phương án hoàn hảo’ sẽ làm bạn bỏ lỡ ‘phương án đủ tốt để thử nghiệm’. Sẽ không có bất kì kế hoạch hoàn hảo nào và cũng không có quyết định hoàn hảo; tiến hành một phương thức tốt nghiệp và trong quá trình hãy bắt đầu thích ứng, điều chỉnh và khắc phục, vượt qua ‘trở ngại’ của nó”.

8. Những quyết định quan trọng đôi khi chỉ cần 5-10 phút

Jon Braddock, nhà sáng lập đồng là CEO của My Life & Wishes nói rằng anh thường giải quyết vấn đề dựa vào bản năng kinh doanh và chớp lấy cơ hội ngay khi xuất hiện.

“Mặc dù, nó có thể trông tôi giống như vừa liều lĩnh nhảy ra khỏi máy bay và đang tìm cách bật dù khi lao xuống, nhưng nó thật sự là những quyết định sâu sắc. Kinh nghiệm sẵn có và bản năng kinh doanh cho phép tôi đánh giá rủi ro và quyết định tiếp tục đi tiếp hoặc từ bỏ.

Tôi không bao giờ bỏ quên ý tưởng nào. Thay vào đó, tôi cho mình khoảng thời gian ngắn từ 5 đến 10 phút để xử lý toàn bộ thông tin. Sau đó, tôi đánh giá kết quả tốt nhất và trường hợp tệ nhất có thể xảy ra. Sau đó, tôi tự hỏi, tôi có thể tồn tại giữa hai kết quả? Nếu câu trả lời là có, chớp lấy cơ hội và hành động. Nếu câu trả lời là không, vậy thì cần bỏ đi”.

9. Chia quyết định thành những trách nhiệm nhỏ

Gary Nealon, chủ tịch Nealon Solutions và Tập đoàn Rox, chia sẻ kinh nghiệm rằng, để thành công cần đưa ra quyết định nhanh nhưng phải chính xác!

“Chúng tôi chia cắt quyết định quan trọng thành các trách nhiệm nhỏ hơn sao cho chúng tôi có thể thực thi nhanh chóng, kiểm tra và điều chỉnh nếu cần.

Nếu là sản phẩm hoặc dịch vụ mới, trên cơ sở dữ liệu từ sản phẩm và dịch vụ đã có, chúng tôi sẽ thử nghiệm trên quy mô nhỏ và chia nó thành các mảnh trách nhiệm nhỏ cho từng bộ phận sau đó thăm dò ý kiến trên cơ sở dữ liệu khách hàng của chúng tôi để kiểm tra ý tưởng. Chia quyết định thành những trách nhiệm và quyết định nhỏ hơn, giúp giảm nguy cơ chi phí và cho phép chúng tôi điều chỉnh một cách chính xác và nhanh chóng”.

10. Đánh giá kết quả tốt nhất và điều xấu nhất có thể xảy ra và sau đó: Cứ đi và đừng nhìn lại!

Steve Griggs, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Steve Griggs Design; khởi nghiệp bằng 200 USD và thu nhập hiện tại hàng năm đã lên tới 7 con số khuyên bạn hãy bắt đầu bằng việc tự hỏi: Nếu điều này xảy ra thì kết quả tốt nhất gì và điều tồi tệ nhất có thể xảy ra? Sau đó, đưa thuyền ra khơi và vượt sóng gió bằng tinh thần “Nếu không muốn chìm thì ắt phải qua”.

“Đốt toàn bộ năng lượng và sự tập trung của bạn trên con thuyền này và chèo lái nó như cách bạn phải làm để xem con thuyền của bạn sẽ băng qua được sóng gió hay không. Ít nhất bạn đã đưa ra quyết định.

Là doanh nhân có nghĩa là bạn là lãnh đạo và hãy để cho người khác bạn chèo lái chiếc thuyền đó như thế nào thay vì để họ thấy một nhà lãnh đạo thiếu sức sống, nhợt nhạt vì say sóng. Tốc độ là sức mạnh!”

11. Loại bỏ những quyết định nhỏ ra khỏi cuộc sống

Phil Suslow, sở hữu Oznium cho rằng việc loại bỏ những quyết định không quan trọng sẽ giúp bạn tập trung hoàn toàn vào những quyết định lớn.

Thật lãng phí năng lượng vì những điều nhỏ nhặt. Thay vì mỗi ngày bạn phải suy nghĩ xem bữa ăn hôm nay sẽ cần những gì thì hãy xem xét việc thuê đầu bếp hoặc dịch vụ giao hàng tận nơi bữa ăn khoẻ mạnh.  

Steve Jobs (khi anh ấy còn sống) và Mark Zuckerberg lựa chọn trang phục tối giản nhất và mặc chúng quanh năm để tận dụng năng lượng, tập trung của họ vào chuyện lớn. Thay vì mỗi ngày họ lại phải hỏi: Mình sẽ mặc gì hôm nay? Bạn đau đầu khi quyết định trang trí cửa nhà? Thuê người trang trí nội thất và bạn đã chấm dứt lãng phí năng lượng vào việc đó”.

Có một câu nói rằng: “Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận”. Thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất trong công việc và cuộc sống. Và việc tập thói quen “quyết định” như thế nào cũng là bài học vô cùng quan trọng trong việc hình thành tính cách của một người thành công. Đôi khi, chúng ta không cần quá nhiều “phép thử” cho sự thành bại, mỗi lần thử là một lần chúng ta rút ngắn lại quãng thời gian eo hẹp vốn rất quý giá của mình. Lịch sử là những bài học đáng giá và đừng ngại học hỏi. Hãy sắm sửa hành trang cho mình ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho những thành công của tương lai.

Hoàng Quỳnh – Hồng Tâm

Xem thêm:

Exit mobile version