Làng cổ Cự Đà – Nơi lưu giữ nghề làm miến dong truyền thống Ban Biên Tập 6 năm trước Bên cạnh không gian văn hóa độc đáo, làng Cự Đà còn hấp dẫn du khách nghề làm miến dong truyền thống. Cách Hà Nội 20 km về phía tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, là một trong những làng cổ truyền thống từ xa xưa. (Ảnh: Kinhtedothi) Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà còn lưu giữ vẹn nguyên dấu ấn của làng quê Việt Nam với mái đình, cây đa, bến nước, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp sắc nét. (Ảnh: Dantri) Không chỉ nổi tiếng với không gian văn hóa độc đáo, làng Cự Đà còn được du khách biết đến bởi nghề truyền thống làm miến dong. (Ảnh: VOV) Miến Cự Đà làm từ bột dong riềng, được tráng thành từng bánh hấp chín rồi đem phơi. Sau khi bánh đủ độ khô và dẻo, sẽ được mang đi thái sợi, phơi khô và đóng gói. (Ảnh: Mytour ) Nếu như trước đây mọi công đoạn đều được làm thủ công thì ngày nay đã có máy móc phụ trợ. (Ảnh: VOV) Nghề làm miến ở đây đã được duy trì và phát triển từ bao đời nay. Người ta làm miến quanh năm nhưng cứ đến độ tháng 10 trở đi, dân làng tấp nập, người người lại bận rộn chở những xe hàng ngược xuôi. (Ảnh: Mytour) Trên khắp các nẻo đường, những ngày nắng vàng óng, con đường làng Cự Đà lại sóng sánh sắc vàng của miến. (Ảnh: Dulichvietnam ) Mỗi ngày, trung bình có khoảng có 9-10 tấn miến được ra lò. Sợi miến làng Cự Đà dai nhưng mềm nên rất được ưa chuộng và đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia. (Ảnh: Baomoi ) Hình ảnh miến gác vào các phên tre bên đường, người mang miến ra phơi, người chở miến đi giao… tại Cự Đà đã trở nên rất quen thuộc. (Ảnh: Nienlich) (Tổng hợp)