Khu rừng trên bờ sông Brahmaputra ở thành phố Jorhat Ấn Độ hiện đang là nơi sinh sống của hàng trăm loài động vật khác nhau như: voi, tê giác, hổ… với diện tích lên tới 700 ha, nhưng chỉ trước đó gần 40 năm, ít ai có thể ngờ rằng nơi đây đã từng là một vùng khô cằn, không có lấy một bóng cây cối và rất nhiều loài động vật chết khô vì không có bóng râm.

Đó là vào năm 1979, một thanh niên người Ấn Độ tên là Jadav Payeng Molai đã quyết định phải làm điều gì đó để thay đổi cuộc sống của mình, thay đổi nơi mình đang sống và lớn hơn nữa là thay đổi cả thế giới này. Và thế là vào một ngày không nắng cũng không mưa, anh quyết định tham gia vào một hoạt động môi trường ở địa phương. Chính quyền giao cho những người tình nguyện như anh, mỗi người một ít hạt giống của cây tre để trồng.

Jadav Molai Paleng The Forest Man

Nỗ lực suốt 37 năm để biến bãi sông khô cằn thành khu rừng

Đối với nhiều người, có lẽ đây là một công việc có vẻ nhàm chán, nhưng vào thời điểm đó, đối với Jadav, đây thực sự là một món quà từ thiên thượng! Và thế là, ngày ngày, bất kể thời tiết dù nắng dù mưa, chàng thanh niên trẻ này đều đi ra bãi sông khô cằn, cầm theo một cây gậy, một ít hạt giống và cần mẫn làm công việc yêu thích của mình. Sự chăm chỉ một cách lạ thường của Jadav đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của chính quyền. Chính vì vậy, họ đã quyết định triển khai một kế hoạch trong 5 năm nhằm phủ trống 200 ha (2 km vuông) đất bạc màu với sự tham gia tích cực của chàng trai trẻ này.

e419dd73-5b25-490f-8016-2ff42b4f0bdb
Bãi đất khô cằn 40 năm trước

Thời gian thấm thoát trôi qua, 5 năm đối với Jadav cũng chỉ như một cơn mưa bóng mây, cả bãi sông Brahmaputra ở thành phố Jorhat Ấn Độ đã nhanh chóng phủ một màu xanh bạt ngàn. Nhưng đối với Jadav, như thế là chưa đủ. Và thế là, mặc dù dự án đã dừng lại, chính quyền cũng đã ngừng trợ giúp nhưng Jadav vẫn quyết định tự mình làm một điều, đó chính là: trồng mỗi ngày một cây!

Bạn có thể tin nổi không? Jadav đã kiên trì như thế suốt 32 năm tiếp theo, và giờ đây, không chỉ là 200 ha, Jadav đã xây dựng lên một khu rừng với diện tích 700 ha (7 km vuông) – lớn gấp đôi công viên Central Park (một trong những công viên lớn nhất thế giới) ở trung tâm Manhattan thuộc Thành phố New York, Hoa Kỳ.

b96b9c79-6829-4ad5-b363-86f9325eb876

Khu rừng được đặt tên là Molai để vinh danh Jadav!

c2332e5d-9bf3-4dfa-8a44-d2515ca09aa8

Sự nỗ lực không biết mệt mỏi của Jadav Payeng Molai đã khiến người dân Ấn Độ vô cùng cảm động. Giới lãnh đạo của đất nước này đã quyết định làm bộ phim tài liệu với tựa đề “Người đàn ông của rừng” (Forest man) để tôn vinh tình yêu lớn lao cũng như những hành động của Jadav với thiên nhiên và đất nước, đồng thời đặt tên khu rừng là Molai để ghi nhận công lao của anh.

Ngày ấy, khi mọi người thấy anh mỗi ngày chăm chỉ đem hạt giống ra để trồng từ cây, có lẽ không ít người coi thường việc anh đang làm, vì cái họ nhìn thấy lúc ấy vẫn chỉ là một mảnh đất trống với những hạt mầm được gieo xuống đất. Nhưng nhiều năm sau, thành quả từ những việc tưởng như là nhỏ nhặt của anh đã khiến tất cả đều bất ngờ. Trong cuộc sống, sự thành công cũng vậy, nó đến từ những điều nhỏ nhặt nhất, từ sự kiên trì cần mẫn, từ công sức lao động được xây dựng hằng ngày và chỉ có thời gian mới có thể cho câu trả lời tốt nhất!

Hãy cùng nhìn lại cảnh quan tuyệt đẹp và những loài động vật trong cánh rừng mà Jadav Payeng Molai đã bỏ ra gần 40 năm để gây dựng:

cau-chuyen-trong-rung-cua-nguoi-dan-ong-ngoc-nhat-the-gioi-8

cau-chuyen-trong-rung-cua-nguoi-dan-ong-ngoc-nhat-the-gioi-9

cau-chuyen-trong-rung-cua-nguoi-dan-ong-ngoc-nhat-the-gioi-10

cau-chuyen-trong-rung-cua-nguoi-dan-ong-ngoc-nhat-the-gioi-12 cau-chuyen-trong-rung-cua-nguoi-dan-ong-ngoc-nhat-the-gioi-13

 

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Pháp

Xuân Hạ biên dịch