Đại Kỷ Nguyên

8 năm xa quê, xa mẹ, tôi vẫn gửi tiền đều đặn; ngày về, nước mắt không ngừng rơi

Nhà tôi nằm trong một huyện xa xôi hẻo lánh. Cha mẹ sinh được hai người con. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã có thành tích học tập tốt và thường xuyên đại diện cho trường đi thi học sinh giỏi tiếng Anh. Sau khi tốt nghiệp trung học, tôi được tuyển thẳng vào trường chuyên cấp 3 ở trong nội thành và ít có thời gian trở về nhà từ khi đó.

Cha mẹ tôi làm kinh doanh buôn bán nhỏ, mỗi ngày đều đến chợ bán một ít trái cây và rau cỏ thu hoạch ở vườn nhà. Năm tôi vào cấp 3, sức khỏe của cha không được tốt lắm, thường xuyên ho khan. Tuy nhiên, cha nhất định không đến bệnh viện khám, cha nói rằng đợi tôi vào đại học rồi, tiết kiệm được ít tiền lúc đó mới tính tiếp. Khi tôi vào đại học, đang học kỳ đầu tiên năm thứ nhất thì cha qua đời vì bệnh ung thư phổi. Mẹ không muốn chuyện này ảnh hưởng đến việc học tập của tôi nên đã không thông báo gì, đợi đến khi hết học kỳ, tôi về thăm nhà, mẹ mới nói chuyện cha tôi ra đi như thế nào. Lúc đó tôi đã quỳ trước mộ cha mà khóc đến ngất đi, tự trách mình sao không sớm thuyết phục cha đi chữa bệnh.

Từ sau khi cha mất, sức khỏe của mẹ ngày một kém, toàn bộ gánh nặng trong nhà đặt lên vai anh trai. Vì không thích việc học hành, anh trai đã bỏ dở khi chưa học xong trung học và đi làm thuê ở trên huyện. Anh bắt đầu làm từ những việc nhỏ, công việc rất vất vả nhưng cũng không kiếm được nhiều tiền. Ngay cả khi cha đã qua đời, anh vẫn hàng tháng gửi tiền cho tôi một cách đều đặn. Lúc đó, số tiền mà anh gửi tôi lại tích cóp lại đợi sau này gửi lại cho anh.

Sau khi học lên cao học, tôi gặp chồng hiện tại của tôi. Với khả năng nói tiếng Anh tốt, tôi được chú của chồng mời về làm phiên dịch cho công ty của chú. Tôi đi làm được một năm thì kết hôn. Năm đó tôi 28 tuổi, anh trai đã lập gia đình và có con nhỏ 4 tuổi.

Trước khi kết hôn, tôi và chồng có về quê chơi, rồi sau đó bận công việc, tôi không chỉ đi theo các cuộc họp của tổng giám đốc, mà còn thường xuyên phải đi công tác nước ngoài. Tôi cũng thường xuyên gọi điện gửi quà về nhà, mẹ và anh đều nói cả nhà rất tốt, bảo tôi không phải lo lắng gì. Nhưng mỗi khi Tết đến, mẹ lại gửi tiền cho hai vợ chồng tôi và nói rằng đây là tiền mừng tuổi mẹ gửi. Anh trai nói, một mình tôi sống ở bên ngoài, anh chị và mẹ không có điều kiện chăm sóc cho tôi và bảo tôi tự chăm sóc tốt cho bản thân.

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Hai năm sau khi kết hôn, tôi sinh con. Vốn định đợi con được một tuổi thì về thăm mẹ, nhưng vì con nhỏ hay bị ho hen, mẫn cảm với thời tiết, chỉ không chú ý là phải đi viện điều trị. Khí hậu ở quê tôi lạnh và khô hơn, trên đường đi có rất nhiều phấn hoa nên tôi đã không dám đưa con về thăm quê. Với lý do như vậy, lại thêm 5 năm đã trôi qua, vậy là tôi không về thăm mẹ 8 đã năm rồi. Dù không về quê nhưng tôi vẫn luôn trích một phần lương của mình để gửi về nhờ anh nuôi dưỡng mẹ.

Năm nay cũng là đến mừng thọ mẹ 70 tuổi, tôi và chồng đã sắp xếp thời gian về quê ăn Tết, đồng thời cũng về để thăm hỏi gia đình, hàng xóm láng giềng. Vì muốn cho mẹ một niềm vui bất ngờ, tôi đã không nói cho mẹ biết trước ngày về. Tôi đã mua vé máy bay và chuẩn bị các món quà lớn nhỏ để tặng cho mọi người. Sau một ngày đi xe ngựa mệt nhọc, cuối cùng tôi cũng thấy được cái sân nhà quen thuộc năm xưa.

Tôi đẩy cửa bước vào, nhìn thấy mẹ ngồi trên xe lăn phơi nắng, mái tóc mẹ bạc trắng vừa được gội xong. Chị dâu đang ngồi bên cạnh mẹ giặt quần áo, một đống lớn toàn ga giường và vỏ chăn. Nhìn thấy tôi, chị phải chần chờ một lát mới nhận ra rồi vội vàng tiến lại gần. Mẹ nghe thấy tôi về thì nước mắt tuôn rơi hỏi chị dâu là tôi ở chỗ nào. Lúc này tôi mới biết mẹ bị mù đã mấy năm rồi.

Ảnh minh họa (nguồn: Người đưa tin).

Tôi chạy lại ôm chặt lấy mẹ mà khóc lớn. Từ đống chăn bên cạnh tôi thấy bốc lên mùi nước tiểu. Chị dâu nói vợ chồng tôi cứ chơi và nói chuyện cùng mẹ, chị bận giặt cho xong chỗ quần áo. Tôi nhẹ nhàng đẩy xe lăn đưa mẹ vào nhà, nhìn mẹ tóc đã bạc nhưng thân thể cũng không gầy đi là mấy. Đưa mẹ vào phòng, tôi thấy căn phòng được lau chùi sạch sẽ, trên tủ đầu giường có để sữa và hoa quả.

Tôi đã trách mẹ giấu chuyện bị mù và liệt như thế. Mẹ nói, người già thường hay xuất hiện những bệnh vặt vãnh, nói ra sẽ càng khiến tôi thêm lo lắng. Mẹ bảo, mẹ bị liệt hơn 5 năm rồi, đáng lẽ phải nằm liệt giường không dậy nổi, nhưng mỗi ngày chị dâu đều mát xa hơn hai giờ đồng hồ và còn cho mẹ ngâm mình trong nước ấm, mẹ mới bình phục được như thế này. Nghe xong lời này của mẹ, tôi thực sự cảm kích chị dâu, bao nhiêu công việc bề bộn chị đều lo liệu chu toàn, trong tâm tôi thấy mình thật không xứng là con gái của mẹ.

Thì ra mẹ tôi bị đục thủy tinh thể, nhưng không có tiền để mổ mắt, giờ đã muộn, bác sĩ không thể cứu chữa. Bệnh tăng huyết áp đã khiến mẹ liệt sau một cơn tai biến. Tôi tự trách sao mình không quan tâm mẹ, để giục mẹ đi khám bệnh chữa trị sớm. Mẹ vì thương anh hai nghèo nên bao nhiêu tiền tôi gửi về đều không dám chi tiêu gì mà gửi cho anh hai hết. Anh hai cũng quá bận rộn và không biết nhiều về y học nên không rõ mẹ đau ốm ra sao, bệnh gì mẹ cũng giấu. Đến khi phát hiện thì mọi sự cũng đã muộn màng.

Ảnh minh họa(nguồn: Internet).

Đến ngày tổ chức mừng thọ mẹ, chồng tôi chuẩn bị buổi lễ thật long trọng tại một khách sạn lớn nhất ở thị trấn để mừng mẹ đã qua cái tuổi 70. Người thân trong làng ai nấy đều khen, nói mẹ sinh được con gái tốt, nhưng trong tâm tôi lại vô cùng day dứt.

Dù có làm một bữa đại tiệc, dù có là cho cả dân làng, họ hàng nội ngoại xa gần nhìn thấy cảnh mẹ tôi được buổi chúc thọ đáng nhớ, thì giờ đây mẹ cũng không thể quay lại như xưa với đôi mắt tinh tường và đôi chân nhanh nhẹ của ngày ấy. Bao nhiêu năm xa cách mẹ cha giờ tôi cũng không có cách nào để đổi lại.

Từ đó về sau, tôi đã quyết định, dù công việc có bận đến mấy, nhất định phải dành chút thời gian về thăm mẹ. Tôi cũng hy vọng có thể quan tâm mẹ nhiều hơn để bù lại những tháng ngày đã qua.

Cuộc sống là bức tranh đầy màu sắc, màu sắc của những trải nghiệm, của tình cảm giữa con người trong đó có niềm vui nỗi buồn và biết bao điều bất ngờ khác nữa. Nhưng cuộc đời mỗi người ấy cũng giống như chiếc đồng hồ quay, tích tắc xuôi ngược là hết vòng quay. Thời gian ấy có lẽ cũng chẳng ai ngờ về tốc độ của nó, chỉ biết rằng quay đầu lại thì mọi thứ đã qua đi.

Đời người cũng vậy, hãy biết trân quý thời gian trước khi nó chảy trôi đi mất, để rồi sau này nhìn lại không phải một câu hối hận. Gia đình là nền tảng của hạnh phúc, và mẹ cha chính là những người gieo trồng hạnh phúc ấy, đã ban cho chúng ta cơ hội làm người và cơ hội được sống. Vì thế mỗi người hãy nên làm tròn chữ Hiếu của mình, đừng để sau đó phải hối tiếc khôn nguôi.

San San

Video xem thêm: “Mẹ già như chuối chín cây”, đọc xong câu chuyện này rất nhiều người bật khóc

Exit mobile version