Đại Kỷ Nguyên

Mách chị em 4 bước làm giò thủ ngon, không hề ngấy cho ngày Tết

Thay vì thưởng thức món giò thủ ngoài hàng không đảm bảo vệ sinh, các mẹ hãy tự tay làm món giò này tại nhà với các bước thực hiện đơn giản, ngon đúng vị cho ngày Tết dưới đây nhé.

Cách làm giò thủ ngon đúng vị cho ngày Tết

Giò thủ hay còn gọi là giò xào được làm từ phần của thủ lợn như: Thịt tai, mũi và luỡi lợn. Món ăn truyền thống này từ lâu đã đi vào tâm khảm người việt như một nét văn hóa ẩm thực cổ truyền. Đĩa giò đầy đặn tượng trưng cho sự trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà. Làm giò xào ngày Tết là để cầu mong một năm mới an lành, tròn trịa, cả gia đình ấm êm no đủ.

Nhiều nơi còn có phong tục chung lợn vào dịp Tết, nghĩa là mấy gia đình mổ một con lợn rồi chia ra mỗi nhà một ít đem về phần thì gói bánh chưng, phần thì giã làm giò, chả. Phần làm giò thủ. Giò Thủ ở đây phải có đủ: Mũi, tai, lưỡi heo. Tuy nhiên do sở thích ăn uống của từng nhà như: Nhà thì không thích cho mũi vì sợ béo quá, nhà lại không thích cho lưỡi heo vì sợ khô quá, còn tai lợn thì không ai bỏ vì có cái sụn giòn giòn với vị tiêu dập dập cay cay tê tê, thơm nựng, ăn thật ngon.

Dưới đây là cách làm giò thủ ngon đúng vị cho ngày Tết.


Cách làm giò thủ ngon đúng vị cho ngày Tết.

Nguyên liệu làm giò thủ ngon

2kg thịt heo bao gồm 2 tai, 1 mũi, 1 lưỡi, 400g thịt chân giò.

50g nấm hương khô.

150g mộc nhĩ khô.

5 củ hành khô.

50g hạt tiêu (thêm nếu bạn thích cay).

Gia vị, nước mắm nêm theo khẩu vị.

1 chút gừng.

Cách làm giò thủ ngon

1. Sơ chế nguyên liệu đi kèm cho vào giò thủ

Mộc nhĩ ngâm trong nước nóng cho nở ra rồi cắt bỏ chân, rửa sạch lại và thái sợi. Để món giò thủ có mùi thơm, ăn giòn hơn bạn có thể ngâm mộc nhĩ vào nước vo gạo sau khi nở.

Hành tím bóc vỏ, rửa sạch.

2. Ướp nguyên liệu làm giò thủ

Cho thịt lợn tai mũi vào ướp cùng gia vị, chỉ cho chút bột canh, mỳ chính và hạt tiêu thôi nhé, để khi xào giò thủ sẽ nêm thêm nếu chưa vừa. Muốn giò xào ngon bạn nên ướp thịt trong khoảng 20-30 phút cho thịt thủ ngấm đều gia vị.

Đầu tiên cho thịt lợn và lưỡi sống vào nồi, bạn nên cho mắm muối gia vi luôn, theo khẩu vị của từng người vừa phải hơi nhạt 1 chút. Khi bạn bắt đầu đun phải đảo thịt lợn và lưỡi liên tục, để ngọn lửa bé 1 chút không là sẽ bị cháy.  Đảo đến khi hỗn hợp ra nhiều nước bạn mới có thể cho lửa to hơn.


Giò sau khi được gói, nén chặt để nguội tầm 3 đến 4 tiếng, sau đó cho vào tủ lạnh.

3. Xào giò thủ

Đổ 1 ít dầu vào chảo đun nóng rồi cho hành vào phi thơm, sau đó cho thịt tai mũi vừa ướp vào xào cùng. Đảo đều tay khi xào và để lửa vừa cho thịt được chín đều, cho thêm 1 chút mắm vào thịt vì mắm sẽ làm cho thịt dậy mùi và thơm hơn, rồi xào trong khoảng 10p đến khi thịt săn lại.

Sau khi thịt lợn và lưỡi vừa chín tới, bạn có thể kiểm tra bằng cách cắt thử miếng thịt ra, nếu thấy màu thịt hơi hồng hồng 1 chút là được, rồi cho tai lợn vào đảo thêm 1 lúc để tai lợn quyện, ngấm gia vị vào với thịt lơn và lưỡi. Khoảng vài phút sau, bạn bỏ mộc nhĩ vào đảo với các nguyên liệu trước.

Đến khi mộc nhĩ săn rồi, bạn cho thêm 1 chút bì (loại bì được xay nhỏ) Khi cho bì vào bạn phải đảo thật kỹ và nhanh hơn, vì khi bì vào sẽ gây ra bị xát và cháy. Sau khi cho các nguyên liệu vào đảo, có cảm giác quyện và đều vào nhau, bạn hãy cho hạt tiêu, ít nấm hương, 1 chút gừng và nước gừng vào. Đảo thêm 1 lúc nữa là ổn.

4. Gói giò thủ


Ngày nay chỉ cần lá chuối và vài sợi dây bạn cũng có thể gói được giò xào ngon.

Cách gói giò thủ truyền thống là dùng lá chuối xanh và nẹp tre nẹp xung quanh, ngày nay chỉ cần lá chuối và vài sợi dây bạn cũng có thể gói được giò xào ngon. Khi vừa bắc chảo thịt xuống, đổ nhanh vào miếng lá chuối, phải gói giò thủ liền khi còn nóng để tất cả dính chặt vào nhau. Chú ý muốn giò thủ ngon, ăn sần sật, miếng thịt chắc phải bó giò thật chắc tay và cột chặt bằng dây.

Giò sau khi được gói, nén chặt để nguội tầm 3 đến 4 tiếng rồi cho vào tủ lạnh là xong.

Theo phunutoday

Xem thêm:

Exit mobile version