Bà Triệu là giáo sư của một trường đại học, đồng thời cũng là một giáo viên hướng dẫn nghiên cứu sinh. Chồng bà theo nghiệp kinh doanh và là tổng giám đốc của một công ty cỡ lớn. Mẹ của bà 90 tuổi sống chung với cả gia đình.
Bạn bè, đồng nghiệp, học trò khi tới thăm nhà Giáo sư Triệu đều thấy một hiện tượng lạ: Sau bữa cơm tối, mẹ của Giáo sư Triệu đã 90 tuổi lại lui hụi đi làm công việc dọn dẹp và rửa chén bát.
Hầu như ai cũng tỏ vẻ hài lòng và đặt câu hỏi khi nhìn thấy cảnh tượng này: “Sao một người mẹ già 90 tuổi còn phải rửa chén bát và lau dọn bếp núc?” Sau này, họ còn kinh ngạc hơn khi phát hiện bà lão đến các khu cư xá nhặt phế liệu để bán lấy tiền mua kẹo cho cháu, mua thức ăn cho cả nhà.
Một số người biết chuyện hẳn sẽ thấy bất bình và khó hiểu. Họ kể lại sự tình cho những người khác, và mọi người đều nói rằng Giáo sư Triệu là một đứa con bất hiếu! Khi nghe được lời này, bà Triệu cũng chỉ mỉm cười và không giải thích lời nào.
Tại sao lại như vậy? Giáo sư Triệu không giải thích, mọi người lại càng không hiểu. Đến một ngày, một học trò của bà đã phát hiện ra điều bí mật.
Đêm đó, học trò Lý phải tập trung viết luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn ngay tại nhà và đợi sửa luôn. Sau khi bài luận văn được sửa cẩn thận rồi, học trò Lý thấy giáo sư đi xuống bếp lau dọn lại bếp và rửa lại bát đĩa. Học trò Lý ngạc nhiên nhìn giáo sư rồi hỏi: “Chẳng phải mẹ của cô đã lau rửa bát đĩa từ sớm rồi sao?”
Giáo sư Triệu mỉm cười và trả lời học trò: “Khi còn trẻ, mẹ cô là người rất mạnh mẽ. Càng có tuổi càng mất dần khả năng làm việc, bà cảm thấy bản thân không còn giá trị, cũng không được mọi người chú ý. Vì thế bà xuất hiện cảm giác mất mát. Để tìm lại cảm giác vốn có, mẹ cô muốn tự làm một số việc để chứng minh khả năng của chính mình.”
“Người của thế hệ trước không muốn thời gian trôi qua vô ích. Bởi vì họ từng trải qua quãng đời vô cùng khó khăn nên đã hình thành tính cách cần cù tiết kiệm, trong lao động chăm chỉ mà thấy thỏa mãn với cuộc sống.”
“Còn một nguyên nhân nữa là, người già còn muốn vì gia đình mà góp chút chi phí.” Giáo sư Triệu cho biết, việc nhặt phế liệu bán lấy tiền, mặc dù thu nhập rất ít, nhưng bà có thể cảm thấy bản thân là một người có ích.
Giáo sư cũng nói rằng, làm công việc phù hợp không chỉ có lợi cho sức khỏe thân thể của người già mà còn giúp cho tinh thần họ sảng khoái hơn. Mọi người trong nhà đều đồng ý và ủng hộ bà. “Bát rửa không sạch không quan trọng, khi bà đang ngủ, cô sẽ rửa lại lần nữa, lại lau bàn và bếp lần nữa không được sao.” Giáo sự chia sẻ.
San San biên dịch
Xem thêm: