Hiện tượng “bắt nạt hay bạo lực” học đường tại Mỹ khiến không ít các bậc phụ huynh cùng nhà trường phải đau đầu. Nhưng cho đến nay, tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Nó dễ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và kết quả học tập của các em. Những đứa trẻ bị bắt nạt thường không dám nói cho người lớn biết và im lặng chịu đựng trong một thời gian dài.
Chris Kuykendall 16 tuổi là một cầu thủ bóng đá người Mỹ. Dù hiện tại là một ngôi sao bóng đá tài năng, nhưng khi còn nhỏ cậu đã từng chịu bạo lực triền miên. Vừa qua khi nghe tin cậu bé 13 tuổi tự tử vì bị bắt nạt, Chris quyết định phải làm gì đó để thay đổi điều này!
Ký ức tuổi thơ luôn ám ảnh Chirs, khi biết cậu bé Ryan 5 tuổi thường xuyên bị bạn học bắt nạt, Chris đã rất phẫn nộ.
Cậu quyết định làm một việc tuy đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả, đó là cùng cậu bé đến nhà ăn trường học, đi cùng cậu còn có một đồng đội tên Brevin Young.
Những bạn học hay bắt nạt Ryan thấy cậu có một người bạn là ngôi sao bóng đá thì rất ngưỡng mộ. Vì vậy cậu bé đã dần lấy lại sự tự tin.
Chirs và Brevin còn hướng dẫn Ryan một số kỹ thuật trong bóng đá và trở thành bạn tốt của cậu.
Trong buổi phỏng vấn Chris cho biết, khi nghe tin một người nào đó bị bắt nạt, vết thương lòng như bị khơi dậy. Cậu nói: “Tôi cảm thấy rất phẫn nộ, nó khiến tôi nhớ lại quãng thời gian trước kia. Tôi không muốn Ryan vì bị bạn bè bắt nạt mà bỏ học.”
Nhờ có sự hỗ trợ của Chris và Brevin, cậu bé Ryan như được khích lệ và cảm thấy tự tin hơn nhiều!
Sau những việc mà hai cầu thủ đã làm, cha mẹ Chris mới biết thì ra con mình đã từng chịu bạo lực. Họ rất sốc và rất đau lòng, nhưng cũng không khỏi tự hào vì con mình giờ đã biết giúp người khác. Hành động tích cực của Chris và Brevin đã khiến Ryan trở nên tự tin và mạnh mẽ hơn.
Cuối cùng, cả đội bóng đã quyết định cùng nhau giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh tương tự. Họ hy vọng đây sẽ là tia sáng rọi đường cho các em.
Khi bị bắt nạt, trẻ sẽ rất sợ hãi, luôn nghi ngờ bản thân và mất niềm tin vào cuộc sống. Vì vậy ngoài việc nâng cao ý thức cho trẻ về hành vi bạo lực học đường, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con mình nhiều hơn, chia sẻ những khó khăn khúc mắc để các bé sẽ không phải cắn răng chịu đựng trong im lặng.
Bạch Mỹ
Xem thêm: