Đại Kỷ Nguyên

Người dễ bị nổi mụn nhọt, suy thận… hãy cẩn thận khi ăn na

Na là loại quả chứa nhiều đường, cung cấp năng lượng lớn vì vậy người thừa cân, béo phì không nên nạp nhiều (ảnh: Đại Kỷ Nguyên).

Dù thích đến mấy thì người đang mắc một trong những bệnh dưới đây không nên ăn na!

Na, hay còn gọi là mãng cầu ta, mãng cầu dai/giai, sa lê, phan lệ chi, có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới.

Theo Đông y, quả na vị ngọt, chua, tính ấm có tác dụng hạ khí tiêu đờm. Quả xanh làm săn da, tiêu sưng.

Theo tờ thuốc của bạn, thành phần hoá học trong quả có 72% glucose, 14,52% saccharose, 1,73% tinh bột, 2,7% protid và vitamin C. Trong lá có một alcaloid vô định hình, không có glucosid, lá xanh chứa 0,08% dầu. Hạt chứa 38,5-42% dầu, trong đó các acid béo (acid myristic, palmitic, stearic, arachidic, hexadecanoic và oleic) chiếm tỷ lệ lớn.

Khi chín quả na chín có mùi vị thơm ngon đặc biệt, thịt quả mềm và thơm, ngọt, ngon, được nhiều người ưa dùng với tác dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa nhiều bệnh đối với cơ thể. Nhưng theo PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết trên báo Dân Việt, dù thích đến mấy thì những trường hợp dưới đây không nên ăn na bởi sẽ gây hại đối với sức khoẻ:

Người bị mụn nhọt: Một số người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều na vì hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng lượng đường trong máu, là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển nhất là tụ cầu là nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.

Người thừa cân béo phì: Na là loại quả chứa nhiều đường, cung cấp năng lượng lớn nên người thừa cân béo phì không nên nạp nhiều.

Nếu ăn một quả na loại 200 – 250g, ăn 300g thì cũng tương đương với một bát cơm, cho nên nếu ăn nhiều các loại quả ngọt này thì việc tăng cân là chuyện đương nhiên. Nếu muốn không bị béo, hoặc muốn giảm cân, nên ăn các loại quả có hàm lượng đường thấp.

Người suy thận: Cũng không nên ăn nhiều na vì đây là thực phẩm giàu kali, không tốt cho người mắc bệnh cần ăn kiêng.

Chuyên gia khuyến cáo, đối với những người không mắc bệnh và không cần ăn kiêng, mỗi ngày chúng ta nên ăn từ 400g – 500g quả chín, ăn đa dạng các loại quả khác nhau thì sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể, cung cấp đủ chất xơ giúp chống táo bón mà không cần phải dùng thuốc uống.

Người bị đái tháo đường: Vì na chứa hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ tăng lượng đường trong máu.

Bên cạnh đó trên báo Zing cũng  khuyến cáo rằng, khi ăn na không nên cắn vỡ hạt, bởi hạt của quả na thể dùng để làm thuốc chữa bệnh nhưng lại có độc tố cao. Vì vậy khi ăn nên cẩn thận, nếu sơ ý nuốt phải hạt thì không sao vì hạt na có vỏ dày và cứng bao bọc, còn nếu cắn vỡ hạt na thì độc tố trong nhân hạt na rất dễ phát huy tác dụng, gây hại cho cơ thể.

Cảnh giác với giòi trong quả na, đó là với những quả na vỏ có nhiều vẩy trắng, nhiều vết nứt nẻ, ở các vết đó có dấu hiệu chảy nước thì tuyệt đối không nên ăn. Đặc biệt những quả na có mắt thâm đen, cứng, khi ăn cần cảnh giác vì sẽ không ngon, vị ủng hoặc đa số là có giòi.

Video xem thêm: 10 thực phẩm này cứ ăn vào là cơ thể sẽ cảm ơn bạn rất nhiều

Exit mobile version