Đại Kỷ Nguyên

Người Nhật Bản xây nhà như thế nào?

Một kiến trúc sư người nước ngoài khi đến thăm công trường xây dựng ở Nhật Bản đã thực sự bị bất ngờ. Chúng ta hãy cùng khám phá xem có sự khác biệt gì trong cách người Nhật Bản xây nhà nhé!

Thứ nhất: Hiện đại hóa nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường

Người Nhật Bản xây dựng phòng ốc gần như khác hẳn với người Việt Nam hay người Trung Quốc. Trên công trường của họ không có quá nhiều công nhân như ở nước chúng ta.

▼ Đây là hiện trường xây dựng dây chuyền sản xuất của nhà máy.

(Ảnh: Internet)

▼ Những bộ phận này đã được sản xuất trước bằng bê tông cốt thép và người ta chỉ mang đến công trường rồi lắp chúng lại là được.

(Ảnh: Internet)

▼ Đây là hình ảnh những công nhân đang lát gạch vào tường trong khung sẵn.

(Ảnh: Internet)

▼ Những bức tường gạch đã hoàn thành sẵn tại các công xưởng, người ta chỉ việc đưa chúng tới công trường rồi ghép lại.

(Ảnh: Internet)

▼ Đương nhiên, tại hiện trường thi công vẫn cần vệ sinh một số chỗ. Trong ảnh là công nhân đang dùng súng nước áp lực cao để rửa sạch nền trước khi đổ bê tông, không cho phép có bất kỳ chút rác nào lưu lại đây.

(Ảnh: Internet)

▼ Để đề phòng bụi sang những khu vực lân cận nên mỗi tầng thi công xong họ sẽ đóng kín lại.

(Ảnh: Internet)

▼ Đây là hiện trường xây dựng một tòa nhà ở Tokyo được bao bọc rất cẩn thận. Nó nằm ngay bên cạnh một cửa hàng nhưng không hề bị cửa hàng phàn nàn về bụi.

(Ảnh: Internet)

▼ Việc thi công ở Nhật Bản rất chú ý đến hiệu suất vì vậy khi xây dựng lên đến tầng 4 thì tại tầng 1 họ đã lắp đặt xong trang thiết bị rồi.

(Ảnh: Internet)

▼ Tầng 1 được trải sàn, lắp đặt cửa và thiết bị đèn điện… hoàn chỉnh trong khi tòa nhà mới bắt đầu thi công đến tầng 4.

(Ảnh: Internet)

▼ Những căn hộ được giao bán trên thị trường bất động sản của Nhật Bản đều là những căn hộ đã hoàn chỉnh nên người Nhật Bản không cần phải tự mình hoàn thiện.

(Ảnh: Internet)

▼ Những chỗ uốn lượn của đường ống đều được lắp đặt bằng thiết bị làm từ nhựa plastic trong suốt. Bởi vì như vậy đến khi bị tắc đường ống, nhân viên sửa chữa chỉ cần nhìn bằng mắt là sẽ biết đường ống bị tắc ở chỗ nào.

(Ảnh: Internet)

Thứ hai: Thái độ nghiêm cẩn trên công trường

1. An toàn trên công trường luôn được đặt lên hàng đầu

▼ Tất cả công nhân trước khi vào công trường đều phải mặc trang phục bảo hộ lao động và mũ bảo hộ lao động thống nhất.

(Ảnh: Internet)

▼ Thậm chí họ cũng không được tùy ý đi lại, khi vào công trường cũng phải đi theo hàng lối.

(Ảnh: Internet)
Bảng an toàn lao động được đặt tại công trường. (Ảnh: Internet)

▼ Công ty xây dựng còn xây dựng “tháp an toàn” và hàng tuần đều dẫn công nhân đến để nâng cao ý thức an toàn lao động.

(Ảnh: Internet)

▼ Những công nhân muốn hút thuốc lá phải đến nơi có khung màu vàng bao quanh này.

(Ảnh: Internet)

▼ Trên rào chắn được dán bảng quy định cho những người hút thuốc, ví dụ: Không được hút thuốc ở khu vực bên ngoài rào chắn, lúc hút thuốc cũng phải đội mũ bảo hộ, chỉ định người thanh lý đầu mẩu thuốc lá…

(Ảnh: Internet)

2. Chế độ kiểm tra nghiêm khắc

▼ Người Nhật Bản phát minh ra rất nhiều công cụ kiểm tra hữu ích mà đơn giản. Ví dụ dụng cụ kiểm tra độ dày của lớp cách nhiệt, những chiếc đinh có màu sắc khác nhau sẽ tương ứng với độ dày khác nhau. Khi kiểm tra chỉ cần mang những chiếc đinh này cắm vào lớp cách nhiệt tương ứng là có thể xác định được đã đạt tiêu chuẩn hay chưa.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

▼ Miệng của các đường ống rất bằng phẳng, điều này cho thấy sự tỉ mỉ và cẩn thận của người Nhật Bản gần như là tuyệt đối.

(Ảnh: Internet)

▼ Công cụ xây dựng tại hiện trường luôn được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.

(Ảnh: Internet)

▼ Ngay cả những cây chổi cũng không thể tùy tiện để lung tung trong công trường.

(Ảnh: Internet)

▼ Thậm chí thùng rác ở đây cũng được phân loại rõ ràng, khoa học.

(Ảnh: Internet)

Đọc xong những điều này, hẳn bạn sẽ cảm thấy những cách làm này rất hay phải không? Cơ bản về mặt kĩ thuật thì không hề khó, nhưng nó đòi hỏi kỉ luật và một thái độ thực sự nghiêm túc và tôn trọng giá trị con người, môi trường, mà những điều này thì phải qua quá trình giáo dục và rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.

Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version