Ở cái tuổi 40, khi đã có một gia đình êm ấm bên cạnh những đứa con nhỏ, Quỳnh nhận ra mẹ đã dạy cô một bài học về cách ứng xử trong cuộc sống này: Khi chúng ta thật sự quan tâm và chia sẻ với những người khác, chúng ta đã nhận về nhiều hơn những gì chúng ta mong đợi.
10 năm sau khi cha của Quỳnh qua đời, cuối cùng mẹ cô đã đồng ý chuyển đến sống cùng với gia đình nhỏ của cô sau rất nhiều lần thuyết phục. Lúc đó, Quỳnh 40 tuổi và mẹ cô đã 70. Gia đình Quỳnh có 4 anh chị em, 3 gái và 1 trai, trong đó Quỳnh là con gái út trong nhà. Ngày mẹ Quỳnh dọn đồ, bà đã khăng khăng mang theo chiếc túi bột mới xay. Quỳnh không hiểu tại sao mẹ mình lại dứt khoát đến vậy cho tới khi cô biết mẹ đã tiết kiệm được 20 triệu đồng trong đó để mua chiếc xe máy mới cho con trai của Quỳnh. Đối với cô đó là một điều hết sức ngạc nhiên. Sau khi chuyển đến, mẹ Quỳnh đã nhận làm tất cả các công việc trong nhà, kể cả nấu ăn. Cũng nhờ vậy, Quỳnh không phải lo lắng thêm nhiều về những công việc trong nhà. Cuộc sống gia đình cũng rất thuận lợi và êm ấm.
Những buổi gặp mặt
Hai tuần sau khi mẹ Quỳnh chuyển đến ở cùng với gia đình cô, bà muốn cậu con rể mời những người bạn cùng lớp, đồng nghiệp và bạn bè thân quen đến tham gia một bữa tiệc tại gia. Quãng thời gian đó, chồng cô và mọi người thường mời nhau đến nhà hàng dùng bữa thay vì đến nhà chơi. Chồng của Quỳnh đồng ý với gợi ý của mẹ vợ. Mặc dù, mẹ Quỳnh phải làm việc 2 ngày liên tục để chuẩn bị đồ ăn nhẹ, bánh ngọt và các món ăn khác cho buổi gặp mặt hôm đó nhưng bà đã rất vui vẻ vì điều đó.
Buổi tiệc đến, tất cả mọi người đều vui vẻ thưởng thức những món ăn mà bà Giàu đã chuẩn bị trước đó, họ hạnh phúc như thể chưa từng tham dự một buổi tiệc nào vui đến vậy. Buổi gặp gỡ đó thật sự rất tốt đẹp, họ cùng nhau dùng bữa, trò chuyện và tâm sự về những vấn đề mà trước đó họ dường như chưa bao giờ có thể dễ dàng chia sẻ với nhau ở công ty, nhà hàng hay nơi công cộng. Căn nhà nhỏ của Quỳnh bỗng chốc trở nên rộn ràng và náo nhiệt. Bà Giàu rất thích thú và nói rằng: “Chúng ta thật sự nên sống như thế này, mọi người nên quan tâm và thân thiết với nhau hơn” và cũng không quên mời những người bạn của các con thường xuyên quay lại với gia đình.
Người hàng xóm
Một ngày nọ, Quỳnh nghe tiếng chuông rung và ra ngoài mở cửa, đó là người hàng xóm, cô ấy đang bưng trên tay một đĩa cam sành tươi mới rửa sạch. Quỳnh và người phụ nữ này đã có một mối quan hệ không tốt từ nhiều năm trước đó do những xích mích trong cuộc sống đời thường. Điều này khiến Quỳnh cảm thấy rất ngạc nhiên, người phụ nữ nói: “Tôi có chút quà mang qua cho mẹ chị, hy vọng bà ấy thích nó”. Người phụ nữ đỏ mặt và tiếp tục: “Con tôi rất thích những món ăn mà mẹ cô đã làm”.
Bà Giàu không chỉ quan tâm tới những người hàng xóm của các con bà, thăm hỏi ông bà thông gia mà còn làm rất tốt việc chăm sóc những đứa cháu nhỏ. Khi bà Giàu biết cậu con trai của đồng nghiệp của con rể mình bị ung thư hạch, bà đã rất muốn các con của mình đưa tiền giúp đỡ họ mặc dù anh ấy không thân thiết với chồng của Quỳnh, nhưng bà Giàu đã rất muốn làm việc đó. Bà nói: “Khi người khác đang gặp khó khăn, chúng ta nên làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ. Chúng ta cần học cách cho đi trước khi nhận lại”.
6 tháng sau khi bà Giàu chuyển đến sống cùng gia đình con gái, cậu con rể của bà nhận được đề xuất thăng tiến từ những người đồng nghiệp thông qua những lá phiếu bầu chọn. Chồng Quỳnh nói rằng: “Mẹ thật sự đã mang những lá phiếu đó về cho anh”.
Quỳnh nhớ mẹ từng dặn rằng: “Con phải tử tế với người khác trước khi mong người khác làm vậy đối với mình”. Điều đó dường như là một logic khá đơn giản, và họ vẫn thường được nghe đi nghe lại rất nhiều nhưng dường như nó thật quá khó để thực hành trong cuộc sống thường nhật nếu người ta không thật sự đặt tâm vào việc suy nghĩ vì người khác trước.
Bà Giàu bị say xe nên thường từ chối ra ngoài chơi bằng xe hơi cùng gia đình. Vào một ngày cuối tuần, Quỳnh quyết định đưa mẹ đến tham quan sở thú vì Quỳnh biết bà chưa từng một lần nhìn thấy con voi ngoài đời. Cô quyết định để mẹ mình ngồi lên phía sau xe đạp và hai mẹ con họ cùng nhau đến công viên, hai người phụ nữ đều đã con cháu đầm ấm và hình ảnh đó mới thật sự ấm áp biết nhường nào.
Cuối cuộc đời
Về ở chung với con gái út 3 năm, bà Giàu mắc bệnh ung thư phổi. Một người bạn là bác sỹ của vợ chồng Quỳnh nói rằng, ở độ tuổi của bà nên tránh phẫu thuật và để căn bệnh ung thư đi theo quá trình tự nhiên của nó. Quỳnh và chồng đã rất buồn, họ đã cùng nhau suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng quyết định rằng đó cho rằng đó là điều tốt nhất dành cho mẹ mình. Họ đưa mẹ mình và kể với bà sự thật về căn bệnh của bà. Bà đã rất bình tĩnh và nói rằng: “Đó thật sự là một quyết định đúng đắn”.
Quỳnh đã ở bên mẹ trong suốt quãng đời còn lại của bà. Cô thường đưa mẹ ra ngoài công viên dạo mát, thưởng thức chút nắng ấm và gió lành. Bà thường mỉm cười vui tươi và dành phần lớn thời gian để làm điều đó. Một ngày nọ, mẹ Quỳnh nói với cô con gái yêu của mình rằng, bà cảm thấy dường như cha cô đang đợi bà. Quỳnh nắm lấy đôi bàn tay gầy gò và hằn lên những vết khổ cực của người phụ nữ đã dành cả cuộc đời vì con vì cháu, nước mắt cô rơi lệ, cô nghĩ rằng thật khó để mẹ mình rời đi.
Bà Giàu mỉm cười an ủi: “Con phải để mẹ đi”. Đôi tay rơi dần rơi dần khỏi bàn tay của Quỳnh, mẹ cô đã an nghỉ… Trái tim Quỳnh như muốn tan vỡ, mẹ cô đã nhắm mắt một cách thật nhẹ nhàng.
Ngày đưa tang, từng đoàn người từng đoàn người đến, họ là hàng xóm, bạn bè, những người đồng nghiệp của các con bà. Đoàn đưa tang chầm chậm di chuyển ra khỏi làng và nhiều người tự hỏi đây liệu có phải là tang lễ cho một quan chức cấp cao hay người có liên quan? Nhưng không phải, bà ấy chỉ là một người nông dân thuần phác với một trái tim rộng lớn.
Trên đời này, “Chúng ta sống một cuộc sống bằng chính những gì chúng ta có được, nhưng chúng ta sẽ sống một cuộc đời bằng chính những gì chúng ta cho đi”. Bạn sẽ thật khó để hiểu điều đó nếu không thật sự học cách cho đi, học cách yêu thương và học cách nghĩ về những người khác nhiều hơn.
Tuệ Minh