Hầu hết các vụ hỏa hoạn khi làm bếp đều bắt nguồn từ việc đun sôi dầu hoặc các chất béo khác quá lâu khiến chúng bắt lửa. Tuy nhiên, việc sử dụng nước để dập tắt đám cháy lúc này lại là một trong những nguyên nhân khiến cho đám cháy lan tỏa nhanh hơn.
Khi xảy ra hỏa hoạn thì tâm lý của chúng ta đều khó có thể giữ được bình tĩnh. Nếu làm theo quán tính đó là dùng nước để dập tắt đám cháy thì đó là một sai lầm không nhỏ. Vì sao lại như vậy? Những hình ảnh trong đoạn video trên đã trả lời cho chúng ta câu hỏi đó.
Các loại dầu ăn thông thường có nhiệt độ sôi rơi vào khoảng 200 đến 300 độ C, trong đó điểm bắt lửa (flash point – nhiệt độ đủ để cháy) của dầu thực vật chúng ta vẫn thường sử dụng khi làm bếp là 330 độ C. Trong khi, nhiệt độ sôi của nước chỉ là 100 độ C, gấp từ 1/2 đến 1/3 lần so với dầu. Và điều này có ý nghĩa là việc đổ nước vào dầu đang sôi sẽ khiến nước ngay lập tức hóa hơi, chuyển từ dạng lỏng sang thể khí.
Nếu lượng nước đổ vào chỉ là một vài giọt, nước sẽ hóa hơi ngay lập tức, hoặc sẽ “nổi bập bềnh” nhờ vào hiệu ứng Leidenfrost (một phần nước hóa hơi tạo thành một lớp cách nhiệt bảo vệ nước).
Nhưng nếu một lượng lớn nước đổ vào dầu như trong thí nghiệm trên, sẽ không có làn hơi nào đủ để bảo vệ nước cả. Nước sẽ chìm xuống dưới (do nước nặng hơn dầu), đồng thời ngay lập tức hóa hơi, kéo theo đó là sự tăng đột ngột của thể tích và áp suất. Quá trình sẽ khiến toàn bộ khối chất lỏng bùng nổ, dầu văng khắp nơi cực kỳ nguy hiểm.
Nếu không may chảo dầu của bạn bắt lửa, thì điều đầu tiên cần nhớ đó là tuyệt đối không đổ nước hay bất kỳ chất lỏng nào vào đó cả. Ban hãy phủ lên đó một tấm vải dày, và nhanh chóng tắt bếp gas hoặc ngắt điện. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bình chữa cháy trong trường hợp này.
Nguồn: Daily Mail, The Scientist, The Slomoguys channel
Tổng hợp theo Oct, tri thức trẻ
Xem thêm: