Đám cưới mới diễn ra tại Cao Bằng với trang phục cô dâu chú rể gây ấn tượng. Vẫn là trang phục truyền thống nhưng không phải áo dài mà là Nhật Bình – áo Tấc.

Hiện nay, ngày càng nhiều cặp vợ chồng trẻ chọn lễ phục cưới truyền thống. Ngoài áo dài, không ít cô dâu mặc áo Nhật Bình, chú rể mặc áo Tấc đang dần phổ biến. Đây cũng là trang phục mà cặp vợ chồng trẻ Thành Nam – Thuỳ Anh (Cao Bằng) diện trong hôn lễ của mình.

Bộ ảnh cưới nhận được sự thích thú của cộng đồng mạng xã hội. Mọi người ấn tượng trước hình ảnh cô dâu chú rể trao nhau ánh nhìn tình yêu trong bộ Nhật Bình và áo Tấc..

Ảnh chụp màn hình báo Pháp luật Việt Nam
Ảnh chụp màn hình báo Tuổi trẻ
Ảnh chụp màn hình báo Tuổi trẻ
Ảnh chụp màn hình báo Tuổi trẻ
Ảnh chụp màn hình báo Tuổi trẻ

Theo “Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ” thì áo Nhật Bình được quy định là thường phục cho Hậu Phi, Công chúa. Áo Nhật Bình có nguồn gốc từ áo Đối Khâm Phi Phong đời Minh là dạng áo Đối Khâm có cổ hình chữ nhật to bản, dùng dây buộc 2 vạt áo. Do hoa văn ở cổ áo khi ghép lại tạo thành một hình chữ nhật ngay trước ngực người mặc, nên áo này gọi là áo Nhật Bình.

Khắp thân áo trang trí theo thể thức hoa văn chính là dạng hình tròn khép kín, rải rác khắp áo đan xen với các hình phượng múa, hoa lá đính thêm các hạt tuyến lấp lánh. Ở tay áo đặc biệt có dải màu ngũ hành; lục, vàng, xanh, trắng, đỏ.

Màu sắc áo của các mệnh phụ quy định dựa vào phẩm cấp của chồng. Bậc Nữ quan có trang phục đơn giản hơn hẳn, gần với áo Phi Phong nguyên mẫu nhất.Vào thời Gia Long và Minh Mạng, quy chế còn đủ đầy, áo Nhật Bình thường phối với một bộ Xiêm y màu tuyết bạch, đội mũ Phượng tùy thứ bậc.

Tuy nhiên về sau, nhất là từ thời Đồng Khánh trở đi, trang phục này thường phối với quần ống trắng và vấn khăn vành to bảng, cho thấy quy chế thời kì cuối nhìn chung ở cung đình đã tối giản hơn hẳn. Sau khi thời Nguyễn kết thúc, bộ áo này trở thành bộ áo trang trọng của giới quý tộc được mặc vào một số dịp lễ và nhất là ngày cưới.

Cùng với Nhật Bình, áo Tấc cũng là loại cổ phục thời Nguyễn, là loại lễ phục cổ đứng năm thân, tay thụng, mặc bởi cả phái nam và phái nữ thời Nguyễn. Mọi tầng lớp từ dân đen đến quốc chủ đều có thể mặc trong các dịp trang trọng. 

Video: Câu chuyện về những người đẹp lên tiếng về hai người bạn

videoinfo__video3.dkn.tv||12a2b4c8d__