Đại Kỷ Nguyên

Nhiệt kế và nguy cơ ngộ độc thủy ngân. Bạn đã biết cách xử lý?

Nhiệt kế là một vật dụng đo nhiệt độ cơ thể không thể thiếu trong gia đình. Nhưng nếu nó bị vỡ, bạn đã biết xử lý đúng cách?

Gần đây, chị Hương đã làm vỡ một cây nhiệt kế thủy ngân và chỉ dùng nước để lau dọn. Đêm đó, cả gia đình chị bắt đầu bị đau đầu và bụng. Sau khi kiểm tra bác sỹ cho biết chị bị ngộ độc thủy ngân.

Thủy ngân rất dễ hòa tan vào không khí. Vì vậy, bạn nên mở tất cả các cửa quanh nơi nhiệt kế bị vỡ, càng sớm càng tốt. Đồng thời cũng phải đeo găng tay và dùng giấy thấm hoặc dụng cụ y tế để dọn sạch. Không được dùng máy hút bụi để hút thủy ngân.

Sự việc như sau:

Vào một sáng thứ bảy, chị Hương phát hiện cô con gái hai tuổi của mình bị sốt. Vì vậy, chị muốn dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt cho con, nhưng cô bé không chịu và vô ý làm vỡ nhiệt kế. Do bận rộn với việc chăm sóc con và đưa bé đến bệnh viện nên chị Hương chỉ lau dọn lại chỗ thủy ngân rơi trên sàn một cách sơ sài, và không để ý đến những giọt thủy ngân còn dính trên giường hay sót lại dưới sàn.

Đêm đó, vợ chồng chị và con gái bắt đầu bị đau đầu và bụng, nhưng không tìm được nguyên nhân. Sáng hôm sau, chị nói với một sinh viên y khoa về thanh nhiệt kế bị vỡ. “Thủy ngân rất dễ bốc hơi, liệu đó có phải là nguyên nhân làm cả gia đình chị đau nhức không? Chị nên đến bệnh viện kiểm tra xem thế nào!” Người bạn nhắc nhở.

Hôm thứ hai, cả gia đình cùng đến bệnh viện để kiểm tra. Quả nhiên nồng độ thủy ngân trong nước tiểu của ba người đều cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Và họ cũng có các dấu hiệu của ngộ độc thủy ngân. Do đó, cả gia đình đều phải điều trị.

“Chỉ vì tôi bất cẩn mà làm mọi người phải chịu khổ rồi!” chị Hương tự trách.

Nồng độ thủy ngân ở trong phòng tăng hơn 1000 lần so với ngoài trời khi nhiệt kế vỡ.

Trong một thí nghiệm, các chuyên gia phát hiện rằng khi đập vỡ hai thanh nhiệt kế như nhau trong cùng một thời điểm, và khác nhau về địa điểm (ở ngoài trời và ở trong phòng ngủ) thì nồng độ thủy ngân trong phòng ngủ tăng cao – gấp 1000 lần so với nồng độ thủy ngân ở ngoài trời.

Ngoài ra, cũng cần chú ý một số điều sau đây:

Đối với trẻ em quá nhỏ, không được đo thân nhiệt bằng cách cho chúng ngậm trong miệng, để tránh việc trẻ nhai nhiệt kế.

Điều này đã từng xảy ra trước đây với một cậu bé bốn tuổi ở Giang Tô. Trong một phút lơ là của người mẹ, cậu bé đã nhai thanh nhiệt kế.

Theo khuyến cáo từ các bác sỹ chúng ta nên cặp nhiệt kế vào nách hoặc hậu môn của trẻ để đo thân nhiệt cho chúng. Nếu gặp phải trường hợp như trên: cần cho trẻ súc miệng ngay và nhanh chóng đưa đến trạm y tế gần nhất.

Khi nhiệt kế vỡ cần lưu ý 5 điều sau đây:

1. Nhanh chóng dùng miếng gạt y tế hoặc bông ẩm để hốt thủy ngân và cho vào lọ kín hoặc chai nhựa, đậy nắp thật chặt – tránh để thủy ngân bốc hơi, nếu lọ không có nắp có thể cho thêm vào đó một ít nước, nước có thể làm cho thủy ngân không bay hơi được.

2. Dọn dẹp càng nhanh, càng tốt. Phải đảm bảo cho khu vực cần dọn dẹp luôn được thông thoáng (nên mở hết các cửa). Đeo găng tay trong suốt quá trình lau dọn, tránh tiếp xúc trực tiếp với thủy ngân.

3. Không vứt thủy ngân vào cống rãnh vì nếu thủy ngân ngấm vào mạch nước ngầm sẽ kết hợp với các kim loại nặng, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và sức khỏe người dùng. Bạn nên đem rác thải thủy ngân đến bộ phận chuyên trách để xử lý.

4. Nếu thủy ngân còn dính trên sàn mà bạn lại không thể thu dọn được thì có thể rắc một ít lưu huỳnh lên đó để giảm độc tính của thủy ngân. Và giữ cho khu vực đó được thông thoáng trong thời gian dài. Ngoài ra, bạn có thể dùng quạt máy, quạt thông gió để giúp cho thủy ngân bốc hơi nhanh hơn.

5. Đối với nơi bị ô nhiễm bởi thủy ngân, bạn có thể đốt cháy cồn i-ốt để tạo ra hợp chất thủy ngân i-ốt, nhằm giảm nồng độ thủy ngân trong không khí. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với 10% dung dịch chất tẩy rửa để làm sạch vùng đất bị nhiễm thủy ngân. Nó cũng có một tác dụng nhất định.

Hãy cẩn thận để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bạn!

Theo NTDTV
Biên dịch: Thanh Thanh

Xem thêm: 

Exit mobile version