Theo Tân Đường Nhân ngày 20/6/2016 đưa tin, giáo dục trong gia đình là một phần không thể thiếu của nền giáo dục. Nó là cơ sở của giáo dục trường học và giáo dục xã hội. Sự giáo dục trong gia đình là một nền giáo dục suốt đời, nó bắt đầu từ lúc khi đứa trẻ được ra đời (thậm chí ngay trong quá trình bào thai), rồi đến khi trẻ bắt đầu tiếp xúc với xã hội con người đều tạo một vai trò nền tảng quan trọng. Vậy thì, các bậc cha mẹ làm thế nào để giáo dục con cái được tốt?
Trên một bài viết được đăng tải trên mạng với tiêu đề: “Từ biểu hiện của trẻ nhìn ra thiếu sót của cha mẹ, gây sốc nhiều người” đã cho biết, ngày hôm nay của bạn chính là ngày mai của bé. Ngày hôm nay bạn mắng trẻ, đừng trách ngày mai chúng sẽ mắng lại bạn. Hôm nay bạn không có kiên nhẫn với trẻ, đừng trách ngày mai chúng sẽ không đủ kiên nhẫn với bạn. Ngày hôm nay bạn đổ lỗi cho chúng không thể ưu tú giỏi giang như những đứa trẻ khác, đừng trách ngày mai chúng sẽ trách bạn không đủ quyền thế giống bố mẹ của người khác. Bạn lúc nào cũng đòi hỏi con mình phải hoàn mỹ thì cũng đừng trách chúng mặc cảm về sự yếu đuối của mình. Nếu bạn quen dùng cách đánh mắng nhục mạ con bạn thì cũng đừng trách chúng thích dùng bạo lực hay khuất phục người khác một cách mù quáng. Nếu bạn tự mình giới hạn không rõ thì cũng đừng trách chúng vô trách nhiệm.
Vì vậy, việc giáo dục thực sự giống như một quá trình tu hành. Sự thuần chân của trẻ, sự vô tư, vị tha, thông minh của chúng đều do chúng ta xây đắp. Nền giáo dục tốt chính là cha mẹ thông qua chiếc gương phản chiếu của chính đứa con mình mà không ngừng phát hiện bản thân, tu chính lại bản thân mình, nhìn ra những điểm không tốt của bản thân mình qua đó. Đồng thời tự hoàn thiện lại bản thân để trẻ có thể lấy chúng ta làm chính khuôn mẫu. Trong quá trình giáo dục như vậy, chính là thay đổi chính bản thân chúng ta trở nên tốt hơn.
Tóm lại, nếu bạn muốn con mình trưởng thành một cách toàn diện, thì chính chúng ta các bậc làm cha làm mẹ thời thời khắc khắc đều phải tự theo dõi và đối chiếu với nhất cử nhất động của chính mình.
Từ những biểu hiện của trẻ sau đây, có thể thấy được những khuyết điểm của bố mẹ.
1. Nếu con bạn thích lên án người khác, bởi vì bạn thường chỉ trích chúng quá nhiều.
2. Nếu con bạn gặp chuyện gì cũng phàn nàn, bởi vì bạn thường khó tính đối với chúng.
3. Nếu trẻ thích đối đầu, đó là bởi vì bạn có ý ép buộc và cưỡng chế chúng.
4. Nếu con bạn không đủ thiện lương, bởi vì bạn là một người thiếu sự từ bi.
5. Nếu con bạn nhút nhát, rụt rè đó là bởi vì chúng thường bị bạn chế nhạo hay xúc phạm.
6. Nếu con của bạn không thổ lộ cho bạn biết tâm tình thật của chúng đó là bởi vì bạn sẽ dùng những lời của chúng nói để tính sổ với chúng.
7. Nếu con của bạn không biết phân biệt đúng sai đó là bởi vì bạn độc đoán không để cho chúng có cơ hội tự làm chủ và suy nghĩ.
8. Nếu con của bạn rất tự ti, bởi vì bạn thường thể hiện sự thất vọng, không thể kiên nhẫn khích lệ trẻ.
9. Nếu con bạn hay ghen tị, nhạy cảm, sợ bị tổn thương, đó là bởi vì gia đình chúng không có được sự khoan dung và ấm áp.
10. Nếu con bạn không thích chính bạn, bởi vì bạn thiếu sự tiếp xúc, sự chấp nhận và tôn trọng của chúng.
11. Nếu con bạn không có nỗ lực làm việc chăm chỉ, đó là bởi vì bạn đã đặt ra yêu cầu quá cao đối với chúng và chúng không thể làm được.
12. Nếu con của bạn ích kỷ, bởi vì bạn đang quá nuông chiều chúng, chúng cần gì thì cho thứ nấy.
13. Nếu con bạn không hiểu nỗi khổ của cha mẹ, đó là bởi vì bạn không dạy chúng cách để thấu hiểu người khác.
14. Nếu con của bạn khúm núm, trốn chạy đó là bởi vì gặp phải sự khinh thường và sự đả kích của bạn.
15. Nếu con bạn lười biếng và phụ thuộc, bởi vì bạn đã làm thay cho chúng và quyết định cho chúng quá nhiều.
16. Nếu bạn bị con bạn điều khiển, đó là bởi vì bạn không dám quản giáo chúng nghiêm khắc, luôn luôn cầu xin chúng.
17. Nếu con bạn đang nói dối, lừa người, đó là bởi vì bạn không đủ khoan dung, thích trừng phạt chúng.
18. Nếu con bạn lạnh lùng hay công kích người khác, bởi vì bạn đối với chúng lạnh lùng và mỉa mai quá nhiều.
19. Nếu con bạn có hành vi bạo lực, bởi vì bạn thường xuyên sử dụng bạo lực để đối phó với vấn đề của trẻ.
20. Nếu con của bạn có ý chí không kiên cường mạnh mẽ, ngại khó khăn đó là bởi vì bạn đã không cho chúng cơ hội để rèn luyện.
Vì vậy các bậc cha mẹ nhất định cần phải đối chiếu nghiêm túc bản thân qua những hành động của trẻ. Nếu bạn muốn thay đổi người khác trước hết hãy thay đổi chính mình. Đó chính là điều quan trọng nhất.
My My
Xem thêm: