Người ta thường nói đến “tinh thần Mỹ”. Dường như đó là một loại tư tưởng, tính cách, tác phong đặc thù khiến nước Mỹ trở nên khác biệt và đặc biệt so với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Vậy, “tinh thần Mỹ” chính xác là gì?

Các nước châu Âu, gồm cả Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha,… liên hiệp với nhau, chật vật mãi mới lập ra được Airbus Industrie để cạnh tranh với các công ty sản xuất máy bay dân dụng của Mỹ như Boeing, McDonnell Douglas và Lockheed. Tuy nhiên, dù máy bay châu Âu có rất nhiều sáng tạo và cải tiến, nhưng ngay cả những sản phẩm thành công nhất cũng không có doanh thu cao cho lắm. Trong khi đó, chỉ với riêng Boeing, Mỹ đã chiếm được hơn nửa thị phần bán máy bay dân dụng toàn cầu.

Các nước châu Âu hiện tại chẳng có cái điện thoại nào người ta muốn mua. Kể cả ông lớn Nokia cũng bị mua lại bởi Microsoft – một tập đoàn của Mỹ. Trong khi đó, cả thế giới đều thích Iphone của Mỹ.

Châu Âu phát triển hệ thống định vị vệ tinh Galileo (GNSS) nhưng cũng chẳng mấy người dùng. Trong khi đó, GPS của Mỹ đã đi vào mọi ngõ ngách đời sống của người dân trên toàn thế giới.

Có vẻ như, tất cả những gì tinh túy nhất trên thế giới đều tập trung tại Mỹ quốc. Tại sao lại có chuyện kỳ lạ đến như vậy? 

Có vẻ như, tất cả những gì tinh túy nhất trên thế giới đều tập trung tại Mỹ quốc? (ảnh minh họa: Ies.be).

Người ta thường nói đến “tinh thần Mỹ”. Đó dường như là một loại tư tưởng, tính cách, tác phong đặc thù khiến nước Mỹ trở nên khác biệt và đặc biệt so với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Vậy, “tinh thần Mỹ” chính xác là gì? Vấn đề này e là khó có thể nói rõ ràng được. Tuy nhiên, người viết vẫn xin được mạn phép trình bày một vài quan điểm cá nhân trong tầm hiểu biết hạn hẹp của mình, mong được thảo luận cùng quý độc giả. 

Tinh thần công bằng

Có lẽ chúng ta đã nghe nhiều về cụm từ “giấc mơ Mỹ” – biểu tượng cho sự trao quyền cạnh tranh công bằng ở nước Mỹ. Điều này có nghĩa là, bất kể xuất phát điểm của bạn ở đâu, giàu hay nghèo, địa vị cao hay thấp, chỉ cần bạn thật sự sáng tạo và cố gắng, bạn sẽ có cơ hội để tạo ra sự nghiệp cho riêng mình ở xứ sở cờ hoa.

Có lẽ ở bất cứ xã hội nào cũng đều tồn tại đặc quyền và nước Mỹ cũng không ngoại lệ, song nhìn chung thì ở Mỹ, sự công bằng được chú trọng hơn. Lấy một ví dụ về cuộc cạnh tranh giữa các hãng ta-xi truyền thống và ứng dụng gọi xe. Trong khi các hiệp hội ta-xi châu Âu kiện Uber làm ảnh hưởng đến doanh thu của họ gây ra nhiều tranh luận và các các quan toà chưa thể đưa ra quyết định cuối cùng thì cục diện ở Mỹ lại hoàn toàn khác hẳn.

Bất cứ xã hội nào cũng đều tồn tại đặc quyền và nước Mỹ cũng không ngoại lệ, song nhìn chung thì ở Mỹ, sự công bằng được chú trọng hơn (ảnh minh họa: Momschi).

Yellow Cab Co, một công ty ta-xi truyền thống cực lớn tại San Fransisco, nơi Uber đặt trụ sở, đã chấp nhận phá sản năm 2016 vì không chịu nổi áp lực cạnh tranh. Cũng trong năm ấy, Barwood Inc, một công ty ta-xi truyền thống khác sở hữu một đội xe lớn nhất Maryland cũng tuyên bố phá sản. Khi họ đòi một khoản bồi thường thì đã bị Tòa Thượng thẩm tiểu bang Georgia thẳng thừng từ chối.

Các thẩm phán tiểu bang nêu rõ: nếu đã cùng là ta-xi, tất cả đều phải cạnh tranh với nhau sòng phẳng, hướng tới sự hiệu quả và tiện lợi cho người dùng. Tòa không ủng hộ sự “độc quyền không thể thay thế” trong bất kể lĩnh vực nào.

Mạnh tay hơn Georgia, chính quyền bang Indiana còn ra phán quyết bỏ hết các quy định về bảng hiệu, hộp đèn, màu sơn, cách khai thác,… không còn cần thiết trên ta-xi truyền thống để họ cạnh tranh lành mạnh với nhau.

Tinh thần độc lập

Độc lập là thứ ngấm sâu trong tinh thần quốc gia của người Mỹ, đến mức, không ai cần phải chỉ bảo cho trẻ con Mỹ rằng tinh thần độc lập cao quý nhường nào, mà chỉ từ việc quan sát cha mẹ và những người xung quanh, phẩm chất ấy đã tự thấm vào xương tủy của chúng.

Trong khi sinh viên Việt Nam đa số đều được cha mẹ “nuôi nấng” trong 4 năm đại học, thậm chí tìm việc làm, tìm vợ, tìm chồng giúp thì những đứa trẻ Mỹ đã biết tự kiếm tiền tiêu vặt từ khi học phổ thông. Những công việc phục vụ, bồi bàn, giao hàng… không phải chỉ dành riêng cho những đứa trẻ nghèo mà con cái của những gia đình khá giả cũng tham gia rất nhiệt tình.

Tinh thần độc lập đã tự thấm vào xương tủy những đứa trẻ ở Mỹ (ảnh minh họa:Discover Wisconsin).

Những đứa trẻ cũng được tự lựa chọn học đại học, cao đẳng, học nghề, gap year… tùy vào năng lực và sở thích. Cha mẹ không “định hướng” con cần phải học chuyên ngành này, làm công việc kia hay phải kết hôn với ai đó giống như ở Việt Nam hay Trung Quốc. Họ cũng không cần phải vất vả kiếm tiền để con vào đại học. Đó có lẽ là một kiểu giáo dục “nhẫn tâm” để tạo nên tinh thần độc lập cho những đứa trẻ chăng?

Giàu có nhưng rất tốt bụng

Hoa Kỳ được mệnh danh là đất nước của những người có đức tin.

Tổng thống Washington từng phát biểu trong diễn văn nhậm chức của mình: “Đức Chúa Trời thiêng liêng đã soi sáng tương lai của chúng ta. Người đã ban cho chúng ta sự phán đoán đầy trí tuệ. Đây chính là chỗ dựa trong sự thành công của Chính phủ này”.

Tổng thống Donald Trump trong bài phát biểu nhân ngày Độc lập nói rằng: “Ở Mỹ, chúng ta không tôn kính Chính phủ, chúng ta tôn kính Chúa”.

Niềm tin mạnh mẽ vào Chúa của 2 vị Tổng thống của Hoa Kỳ không phải là chuyện ngẫu nhiên. Thực ra, người Mỹ nào cũng đều có một đức tin mạnh mẽ, sâu sắc vào Thần, vào Đức Chúa Trời. Ngay trên đồng tiền của quốc gia mình, họ viết hàng chữ: “In God We Trust” (Tạm dịch: Chúng ta tin ở Chúa), trong bản tuyên thệ dưới cờ của họ cũng có cụm từ: “One Nation, Under God” (Tạm dịch: Một quốc gia dưới sự bảo hộ của Chúa). 

Đồng 20 đô-la Mỹ có ghi “In God We Trust” (Chúng ta tin vào Chúa) (ảnh minh họa: Fotolia).

Có thể nói, chính bởi niềm tin rằng, mọi thành tựu trong cuộc sống của chúng ta có đều là ân huệ của Chúa nên những người giàu ở Mỹ thường “có trách nhiệm” là chia sẻ món quà của mình cho những người khác. Họ không cần dùng tiền hưởng thụ một cuộc sống xa hoa, không để lại tài sản kếch xù cho con cái, mà dành hầu hết của cải cũng như tâm huyết để cống hiến cho xã hội và làm từ thiện…

Tổng Thống Mỹ Donald Trump chỉ nhận mức lương chỉ 1 USD/năm cho “công việc toàn thời gian” của mình. Tỷ phú lừng danh Bill Gates dùng hơn 90% tài sản của mình để làm từ thiện. Người bạn thân thiết của ông – Warren Buffett – người giàu thứ 3 thế giới cũng là một nhà từ thiện hào phóng và có lối sống đặc biệt tiết kiệm. Ông sống tại căn nhà chỉ trị giá 30.000 USD mua từ năm 1958 ở Omaha và ăn sáng hàng ngày tại McDonald’s, với những suất ăn trị giá 2.61 USD…

Hiểu Minh

Video xem thêm: Mỹ cấm nhập cảnh đối với các quan chức đàn áp Pháp Luân Công

videoinfo__video3.dkn.tv||a16634a56__