Tận dụng các bộ phận của rau củ để nấu là một biện pháp tránh lãng phí được nhiều bà nội trợ áp dụng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một số bộ phận từ thực vật như rễ, thân, hạt… lại chứa nhiều độc tố nguy hiểm, cần loại bỏ trước khi chế biến. Bạn nhớ lưu ý để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho các thành viên trong đình nữa nhé.
Hạt củ đậu
Chia sẻ với phóng viên báo VietQ, GS, TS Đỗ Tất Lợi – Nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam cho biết, củ đậu hay còn gọi là củ sắng, tên khoa học là Pachyrhizus, thuộc họ Cánh bướm Fabacede. Cây củ đậu cho rễ củ ăn được, nhưng lá và hạt có chất độc.
Chất độc Rotenon tập trung trong hạt củ đậu và trong lá (với hàm lượng thấp hơn), thường được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu và chữa bệnh ngoài da (ghẻ, lở).
Đã có trường hợp tử vong vì ăn hạt củ đậu. Ngày 17/12/2014, 4 người (sinh sống ở Phú Thọ) luộc hạt củ đậu ăn cùng nhau, trong đó 1 người ăn nhiều hơn 3 người còn lại. Sau khi ăn vài giờ, tất cả đều có biểu hiện đau bụng, nôn, ỉa chảy. Triệu chứng tiêu hóa kéo dài đến hai ngày sau. Trường hợp nặng nhất xuất hiện mệt mỏi, tê tay chân và nhập viện huyện điều trị khoảng 12 giờ sau khi ăn. Bệnh nhân đã được truyền natribicarbonat, lọc máu liên tục nhưng đã tử vong vào ngày thứ 3 sau khi ăn.
Biểu hiện ngộ độc hạt củ đậu bao gồm: Đau bụng, nôn, ỉa chảy, tăng tiết nước bọt, nhịp tim nhanh, huyết áp ban đầu tăng sau đó tụt…
Khoai tây mọc mầm
Mầm khoai tây có chứa solaine – một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Chất độc này sẽ tập trung ở phần châm mầm, làm cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không dùng được.
Bắp cải thối
Bắp cải thối dễ dàng sinh vi khuẩn, tạo ra chất nitrit độc hại. Sau khi ăn chất này, cơ thể sẽ có phản ứng ngộ độc ở nhiều mức độ khác nhau như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đầy hơi… Trường hợp nặng có thể gây ra chuột rút nặng, hôn mê.
Cà chua còn xanh, lá cá chua
Báo Lao Động cho biết, cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố alkaloid nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi… thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là alkaloid sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.
Ngoài ra, lá cà chua có chứa một lượng nhỏ solanin và tomatin có thể gây rối loạn tiêu hóa nếu ăn quá nhiều một lúc (liều tối thiểu để gây tử vong vào khoảng hơn 450 gram).
Lạc mọc mầm
Quá trình mọc mầm không chỉ khiến cho dinh dưỡng của lạc bị giảm đi mà còn dễ gây nhiễm độc cho người sử dụng, thậm chí làm tăng nguy cơ gây ung thư gan.
Hạt táo
Theo Live Science, hạt táo đi qua hệ tiêu hóa không bị ảnh hưởng nhưng nếu nhai hạt nát, người ăn có thể tiếp xúc với chất độc. Một hoặc hai hạt sẽ không có hại vì cơ thể có thể xử lý liều lượng nhỏ cyanide. Nhưng nếu nuốt nhiều hạt nên đi khám ngay lập tức.
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, từ 1 – 2mg cyanua có thể gây ra tử vong cho một người nặng 70kg. Điều đó có nghĩa là, 1kg hạt táo chứa khoảng 700 mg chất độc hydrogen cyanide. Nếu nhai liên tục 20 – 25 lõi táo, có thể tử vong do ngộ độc cyanua.
Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng, ngay cả khi tiêu thụ một lượng cyanua nhỏ, tuy không gây ra ngộ độc tử vong nhưng có thể tác độc tiêu cực đến sức khỏe não bộ và tim, khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí hôn mê.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, một hạt táo nặng 0,7g thì một người sẽ phải nhai đến 143 hạt mới có thể giết chết họ. Một quả táo thường có khoảng 8 hạt. Vì vậy phải ăn hạt của 18 quả táo trong một lần mới có thể gây tử vong. Nhưng dù sao thì thì bạn cũng nên loại bỏ hạt táo trước khi ăn, bởi đơn giản là chúng cũng có vị không hề hấp dẫn.
Lá và hoa của cây cà tím
Lá và hoa của cà tím có khả năng khiến bạn bị ốm thật sự, nguyên nhân là do thành phần solanin thường tập trung nhiều nhất ở những bộ phận này.
Video xem thêm: 6 bí quyết sống khoẻ mạnh, trường thọ của người xưa