Năm 1909, một triệu phú người Pháp tên là Albert Kahn đã tiến hành một dự án đầy tham vọng: xây dựng kho tư liệu ảnh màu của các dân tộc trên toàn thế giới. Tại Việt Nam người được giao nhiệm vụ thực hiện dự án là Leon Busy, một trung úy hậu cần của quân đội Pháp.

Bộ sưu tập có khoảng 1700 bức ảnh về Bắc Kỳ Việt Nam trong giai đoạn 1915-1920 đã giúp chúng ta có nhiều tư liệu đáng quý về cuộc sống miền Bắc trong một thời kỳ lịch sử có nhiều biến động. Dưới đây là một vài bức ảnh màu có chất lượng tương đối tốt được Webside Bảo tàng Albert Kahn tại Pháp lưu giữ.

Quan Huyện và nhân viên chính quyền tại một ngôi đình ở Hà Đông, năm 1915.
Cặp đào kép trong một gánh tuồng cổ. Ảnh chụp năm 1915.
Nghệ sĩ tuồng, Hà Nội 1916.
Các cô gái đóng vai con Tốt trong một ván cờ người, 1920
Một viên quan đại thần triều Nguyễn tại Hà Nội, 1920
Một vị quan địa phương trong triều phục thường, Xa La (Hà Đông), tháng 6 năm 1916.
 
Gia đình quan lại tại Hà Nội – 1915.
Phố Tràng Tiền
Phố Hàng Thiếc
Chùa Thiên Đường trên Tam Đảo
Cựu Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải chụp hình với vợ chồng con trai, Hoàng Trọng Phu, Tổng đốc Hà Đông.
Một trưởng khu học chánh đọc một bản sớ 1916
Hình ảnh cầu Long Biên, 1915
Sông Tam Bạc Hải Phòng ,1915
Hai vợ chồng Tổng đốc tỉnh Hà Đông Hoàng Trọng Phu năm 1915
Thuyền bè trên sông Hồng và cầu Paul Doumer, tức cầu Long Biên ngày nay
Một bà vãi và hai chú tiểu, khoảng 1916
Thầy đồ viết câu đối để bán, Hà Nội 1915
Chợ Bắc Lệ (địa điểm ngày nay thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn)

Bởi kĩ thuật rửa ảnh màu khi đó rất phức tạp, đòi hỏi cần được xử lý ngay bằng công nghệ tiên tiến nhất trước khi gửi về Pháp nên việc chụp những bức ảnh này thật vô cùng khó khăn.

Mặc dù là một chủ ngân hàng vô cùng giàu có, thế nhưng khi về già Albert Kahn lại rơi vào cảnh túng quẫn và qua đời trong đói nghèo. Bộ sưu tập ảnh của ông được chính phủ Pháp tiếp quản và đến nay chúng đã được công bố trên Internet để toàn thế giới biết đến.

Anh Lân