Đại Kỷ Nguyên

Những điều cần kiêng kỵ trong đêm giao thừa

Sắp đến ngày cuối năm, nhà nhà sẽ đón giao thừa và có buổi họp mặt tất niên cùng nhau ăn bữa cơm. Đối với người Hoa, trong bữa cơm tất niên này có một số điều cần lưu ý để tránh vận xấu cho sang năm. Chúng ta hãy cùng xem đó là những điều gì nhé.

1. Những điều kiêng kỵ trong nói chuyện

1. Khi được người nhiều tuổi hơn gắp cho thức ăn mà bạn đã no rồi thì hãy nói rằng “cháu có rồi”, đừng nói “cháu không cần”. Khi ăn tráng miệng hoa quả xong thì nên nói “nhiều quá”, đừng nói “hết rồi”.

2. Tránh nói những từ mang điềm xấu như “phá”, “bại”, “thua”, “bệnh”, “chết” …

3. Nếu vô ý nói phạm vào điều kỵ gì đó thì bạn có thể hóa giải bằng cách nói “Lời trẻ con không có lỗi gì, không có vấn đề gì!”…

2. Những điều kiêng kỵ trong thờ cúng tổ tiên

1. Người Hoa quan niệm rằng, trước khi mời linh hồn tổ tiên về thì các thành viên trong gia đình phải đầy đủ, đồ cúng phải chu toàn. Nếu không thì mang ý nghĩ không tốt, dẫn đến gia đình không đoàn viên, tiền tài không dồi dào.

2. Sau khi đã mời linh hồn tổ tiên về thì chỗ hai bên bàn thờ không ai được ngồi. Nếu ngồi ở đây thì cũng như đang tranh giành chỗ ngồi của tổ tiên.

3. Không được tranh cãi ầm ĩ, càng không được phép mắng chửi người, nếu không chính là thể hiện sự không tôn kính tổ tiên. Không được đem trà uống thừa giội trên mặt đất để tránh lẫn lộn với vẩy nước.

4. Lúc đại tế linh hồn tổ tiên không được gọi to tên của trẻ nhỏ để tránh quỷ hồn vô chủ ngoài cửa lớn sau khi nghe được sẽ gây ra chết yểu.

5. Trong khi ăn cơm kỵ người khách đến làm phiền bởi vì sẽ làm cho cả gia đình không được an bình.

3. Những điều kiêng kỵ lúc đón giao thừa

1. Tránh gây ra tiếng động lớn vì tiếng động lớn đánh thức ác quỷ.

2. Kỵ soi gương để tránh gặp “ác ma”.

3. Kỵ đổ dầu đèn ra nền nhà, nếu như mùi dầu mà át cả mùi rượu thì “ma quỷ” sẽ tỉnh dậy, khiến tai họa lũ lượt kéo đến.

4. Kỵ làm vỡ đồ vật vì như vậy sẽ có ý “phá vận”.

Trên đây là một số quan niệm của người Hoa về việc giữ bình an và may mắn cho năm mới trong đêm giao thừa và bữa ăn tất niên. Mong rằng mọi người lưu tâm vận dụng để có một năm mới thuận lợi, tốt lành. Ông bà ta cũng thường hay nói câu “có kiêng có lành” là ý như vậy.

Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version