Đại Kỷ Nguyên

Những thực phẩm không nên ăn kèm với cá, cẩn thận kẻo sinh độc tố

Cá chép om dưa (Ảnh chụp màn hình YouTube Bếp Của Vợ).

Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon và cũng dễ tiêu hóa nên cá rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu ăn cá không đúng cách, kết hợp nhầm với “khắc tinh” của chúng thì quả là nguy hiểm!

Chúng ta thường kết hợp các loại thực phẩm với nhau để có được món ăn thơm ngon, bắt mắt, tạo sự đa dạng cho thực đơn, nhưng việc kết hợp này cần có sự hiểu biết. Có những loại thực phẩm nếu ăn cùng nhau có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. 

Cá cũng không phải là ngoại lệ, vậy nên hãy trang bị cho mình những kiến thức ích để bảo vệ bạn và gia đình nhé!

Những sự kết hợp “thảm họa” 

Nhìn chung, các loại cá không nên ăn cùng đường cát, mật mía, bí đao, bí ngô, đậu nành. Sau khi ăn gỏi cá sống, nếu uống sữa bò thì sẽ sinh độc tố.

Dưới đây là một số loại cá cụ thể và “khắc tinh” của chúng, các bà nội trợ hãy lưu ý nhé!

Cá trắm

– Tỏi: ăn cùng sẽ gây chướng bụng, đầy hơi, sinh ra sán.

– Mận: ăn cùng sinh độc.

Cá chép

– Lá tía tô: ăn chung sẽ gây ngộ độc, sinh mụn nhọt.

– Thịt gà: ăn chung sẽ sinh mụn nhọt.

– Đậu đỏ: gây tiểu liên tục, hại cho thận.

– Thịt chó: phản ứng hóa học phức tạp, sản sinh ra các chất có hại cho cơ thể.

– Cam thảo: dễ bị ngộ độc.

Cá chạch

– Gan trâu, bò: sinh chứng phong.

– Trái mai khô: sinh độc.

– Giấm: sinh độc.

Cá diếc

– Gan heo: ngộ độc, rối loạn tiêu hóa.

Mực

Hồng, thị, đường đen: Khi kết hợp mực với một trong 3 loại thực phẩm này sẽ sinh ra độc tố và gây ngộ độc.

Trên thực tế, những sự kết hợp này chưa được chứng minh cơ chế sinh độc, mà chỉ lưu truyền trong dân gian, và qua thực tiễn. Với những kinh nghiệm của người đi trước, có lẽ “có kiêng có lành” vẫn hơn, các bạn nhỉ!

Một số lưu ý khi chế biến cá

Cá chứa hàm lượng đạm cao, các acid béo không no, acid amin, calci, kẽm và các khoáng chất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, việc bổ sung cá trong thực đơn mỗi ngày là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, cần chế biến đúng cách để đạt được dinh dưỡng tối ưu và tránh bị ngộ độc.

Lựa chọn cá

Chính nguyên liệu cá có thể là mầm mống gây bệnh, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi đạo đức xã hội và môi trường đều đang xuống dốc. Các bà nội trợ hãy lưu ý một số vấn đề sau để có thể lựa chọn cá tươi, ngon, có nguồn gốc xuất xứ, hạn chế phần nào nguy cơ gây hại:

Ngoài ra, các loại cá biển khác như cá ngừ đại dương, cá hồi, cá thu… đều dễ gây dị ứng đối với những người có cơ địa dị ứng, mặc dù giá trị dinh dưỡng và giá thành các loại cá này rất cao. Khi bị dị ứng cá, cơ thể sẽ có những biểu hiện khó thở, nổi mẩn đỏ, khó tiêu hóa, thậm chí là sốc phản vệ… ngay sau khi ăn. Đây cũng là vấn đề cần lưu tâm đấy các bạn ạ!

Kết hợp thực phẩm

Theo kinh nghiệm dân gian, các loại thực phẩm kỵ với cá nói trên khi nấu hoặc ăn cùng cá có thể sẽ gây hại cho sức khỏe. Thực tế, những thực phẩm này hiếm khi được nấu chung cùng cá vì không hợp vị, nhưng thường cùng xuất hiện trên bàn ăn. Vậy nên, các bà nội trợ hãy lên thực đơn cẩn thận nhé!

Các bạn đừng quên “bỏ túi” một số gia vị phù hợp sau đây để làm tăng hương vị món ăn, đồng thời khử mùi tanh của cá: gừng, hành hoa, rau răm, rau ngổ, thì là, khế chua, dọc mùng, me…

Canh chua cá (Ảnh chụp màn hình YouTube Feedy).

Nấu chín cá

Có nhiều người rất khoái ăn gỏi cá, tuy nhiên ăn cá sống tiềm ẩn nguy cơ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Cá được nấu chín không những loại trừ được những nguy cơ đó mà còn bớt đi mùi tanh.

Để có bữa ăn ngon và lành mạnh, bên cạnh sự đảm đang và khéo léo, cần có những kiến thức về dinh dưỡng và thực phẩm nữa, phải không các bạn? Lựa chọn nguyên liệu sạch, kết hợp thực phẩm phù hợp và chế biến đúng cách sẽ làm món ăn tăng giá trị dinh dưỡng, ngon miệng và đảm bảo an toàn cho cả gia đình.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho các bà nội trợ. Bếp ĐKN chúc các bạn có những bữa ăn ngon và lành bên gia đình nhé!

Thanh Tâm (TH)

Video xem thêm: Gan dễ bị tổn thương do thường xuyên ăn 6 thực phẩm này

Exit mobile version