Khi trẻ bị hóc, nghẹn ngạt thở, trong nháy mắt chỉ với một vật dụng trong nhà khiến bé đã được cứu! Nhất định bạn phải hướng dẫn cho bé nhà mình nhé.

Không ít trẻ nhỏ thường thích đưa vào miệng những thứ như hạt lạc, nho hay kẹo…thậm chí cả những đứa trẻ 10 tuổi vẫn còn bị hóc.

Thật nguy hiểm! Một đứa trẻ đã bị nghẹn trong lúc người lớn đang hoảng sợ không biết phải làm sao, chỉ với một vật dụng trong nhà đã có thể giúp trẻ thoát khỏi nguy hiểm, bạn nhất định phải nói phương pháp này cho người khác cùng biết nhé.

Vào một ngày trong kỳ nghỉ hè, cậu bé được nghỉ nên ở nhà, cậu vừa ăn đậu phộng vừa xem tivi. Vừa lúc cậu đưa hạt đậu phộng vào miệng thì trên tivi xuất hiện tình tiết vui nhộn khiến cậu phì cười sặc sụa, điều không may đã xảy ra, cậu bé đã bị hóc, khuôn mặt ngay lập tức đỏ ửng và cậu không ngừng nhảy nhót với hy vọng sẽ hết hóc. Mẹ cậu bé ở bên cạnh đang quét dọn nhà cửa thấy vậy cũng sợ hãi vô cùng, lúng túng không biết nên xử lý ra sao, lúc thì cho cậu bé uống thật nhiều nước, một lúc lại vỗ mạnh vào sau lưng… thế nhưng không có tác dụng, đều không khiến cho cậu bé bớt đau.

Đột nhiên nhìn thấy bên cạnh có một chiếc ghế dựa, không cần phải nghĩ nhiều, cậu bé liền áp phần bụng phía dưới rốn lên bờ trên của tấm tựa lưng đồng thời há to miệng, dùng sức nặng của thân người gập xuống thành ghế, điều may mắn là, một lúc sau hạt đậu phộng đã rơi ra ngoài. Sau khi bình tĩnh trở lại cậu bé nhìn mẹ và nói đùa: “Đợi mẹ cứu chắc con cũng đã tử vong rồi!

Người mẹ cũng luôn tự trách mình, khi con bị hóc, bản thân bà lại không biết phải làm thế nào để cứu con! Có biết bao nhiêu bà mẹ cũng giống như vậy, không biết một chút phương pháp nào để có thể cứu con? Cậu con trai nói, thật là may mắn vì trước  kỳ nghỉ hè ở trường cậu đã được dạy một khóa học về an toàn trong những trường hợp khẩn cấp, nếu như  cậu không nhớ rõ cách tự cứu bản thân thì không chừng giờ cậu đã qua đời mất rồi.

Chuyên gia giáo dục trẻ nhỏ Tiểu Biên nói với bạn, phương pháp mà cậu bé dùng đó là ấn mạnh vào vùng bụng, đây là cách hiệu quả để tự cứu bản thân khi không có ai giúp. Cụ thể là làm như thế nào? Tiểu Biên sẽ giới thiệu cho mọi người như sau:

Khi có vật lạ chẹn ngang họng, trước hết hãy tìm một chiếc ghế có điểm tựa lưng, ép chặt vùng bụng vào điểm tựa của ghế, sau đó tay nắm chặt vào ghế, miệng mở rộng, nhanh chóng đè mạnh vào vùng bụng. Nếu như không có ghế, thì cũng có thể sử dụng những chiếc bàn tròn để thay thế.

p6946972a404942092

Nếu bị nạn khi chỉ có một mình cũng không thể tìm thấy ghế dựa hay bàn tròn, bạn hãy tự đẩy ép bụng để tống vật lạ ra ngoài bằng hai tay của mình bằng cách tay phải nắm lại tay trái nắm lấy tay phải , hai ngón tay cái chạm vào dạ dày, ấn mạnh, nhanh để dị vật bắn ra ngoài.

p6946973a199835336

Nguyên lý là thông qua lực đẩy tạo áp lực vào vùng bụng làm cho cơ hoành dịch lên, khi đó khí còn lại trong phổi sẽ được đẩy mạnh lên phía trên và nhanh chóng vào khí quản đẩy dị vật ra ngoài. Hãy xem hình minh họa dưới đây:

p6946974a805929067

Nếu như có người lớn ở cạnh có thể cứu bằng cách này

Khi những em bé sơ sinh bị lọt vật lạ vào họng, hãy làm như sau:

p6946976a463330077-268x1024

Trong hình:

1. Đặt bé nằm úp.

2. Đầu thấp hơn thân, đập 5 lần vào lưng.

3. Để bé nằm úp trên cẳng tay của bạn.

4. Dùng tay vỗ nhẹ nhàng nhưng vững chắc và dứt khoát 5 lần.

5. Khi vật lạ ra khỏi họng em bé và nằm tại miệng bé, dùng một ngón tay lấy vật này ra một cách thận trọng.

Để tránh bé bị vật lạ mắc ở họng, bình thường khi bé ăn uống cần ngăn chặn những hành động sau:

1. Không nô đùa, khóc hay cười lớn. Khi trẻ đang ăn cần cho trẻ ngồi yên một chỗ, bởi lúc ăn nếu khóc hay cười sẽ khiến cho đồ ăn dễ dàng kẹt trong khí quản.

2. Trẻ em dưới 3 tuổi không nên cho ăn những đồ ăn cứng dạng viên nhỏ ví dụ như hạt lạc, hạt dưa, quả nho, quả anh đào… Đây được coi là những thứ nguy hiểm dễ gây hóc nghẹn cho bé, vì thế hàng năm có không ít trẻ nhỏ gặp phải những trường hợp này. Khi cho trẻ nhỏ ăn những thực phẩm này, tốt nhất hãy cắt nhỏ ra hoặc đợi cho trẻ lớn rồi mới cho ăn.

3. Dạy bé không bỏ những vật nhỏ vào miệng, đặc biệt là lạc, nho… vì sẽ dễ dàng phát sinh những tình huống nguy hiểm. Nhất định phải canh chừng hoặc kiểm soát mọi hành động của bé.

4. Không nên đưa cho bé những đồ vật nhỏ để chơi. Tránh để gần bé những linh kiện đồ chơi, kim băng, bút sáp màu, tiền xu, những con ốc nhỏ, những đôi khuyên tai dạng hạt ngọc của người lớn, cúc, pin… Những em bé dưới 1 tuổi thường thích cho những vật này vào miệng ngậm, cắn để khám phá thế giới xung quanh. Nhưng những vật nhỏ này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho bé.

Theo NTDTV
Quỳnh Chi biên dịch