Năm đó, có một bà mẹ và một bé gái đã đến thôn của chúng tôi để xin ăn. Bà mẹ trông có vẻ mệt mỏi và tiều tụy, nhưng bé gái thì lại rất thông minh và nhanh nhẹn. Khi họ đến các nhà để xin ăn thì nhà nào cũng cho, không có nhà nào lỡ từ chối. Không ai ngờ, sau đó họ đã ở luôn ở lò gạch bỏ hoang ở đầu làng.
Vào một này nọ, bé gái đột nhiên chạy về và đòi mẹ cho đi học. Thì ra trong lúc chơi cùng đám trẻ con cùng làng, đám trẻ nói là phải đi học và không có thời gian chơi cùng bé gái. Ngay lập tức bé gái này đã chạy về và đòi mẹ cho đi học.
Ngày hôm sau, bà mẹ dắt con đến trường để xin học, nhưng vì hai mẹ con không có nhà, không có hộ khẩu nên nhà trường không giám nhận. Bà mẹ liền quỳ xuống khóc lóc van xin, nhưng nhà trường cũng không dám thu nhận. Cuối cùng hai mẹ còn đành dắt nhau về và tiếp tục đi nhặt ve chai.
Trong một lần đi nhặt ve chai cùng mẹ, bé gái nghe thấy tiếng đàn du dương, liền đứng lại nghe mà không chịu rời đi, cho đến khi mẹ cầm tay lôi đi bé mới chịu. Sau đó, mỗi lần đi qua ngôi nhà có tiếng đàn bé lại đứng lại nghe cho đến khi bị mẹ lôi đi mới thôi.
Vào một hôm, bé gái đang nhắm mắt cảm nhận theo tiếng nhạc du dương, thì một chú chó to lớn từ trong nhà lao ra, bà mẹ nhìn thấy liền ôm lấy con gái, đồng thời lấy cánh tay để chặn con chó lại. Con chó liên cắn lấy tay bà mà không chịu nhả ra. Đúng lúc đó bà chủ từ trong nhà chạy ra quát con chó, ngay lập tức chú chó chạy vào trong nhà.
Cánh tay của bà mẹ bắt đầu chảy máu do vết cắn, bà chủ liền vội vàng xin lỗi và đưa mẹ con vào trong nhà.
Trong lúc bà chủ băng bó cho mẹ, bé gái đứng ngây người khi nhìn thấy con gái bà chủ đang kéo dàn violin. Bà chủ nhìn thấy liền hỏi: “Cháu thích chơi đàn violin à?” Bé gái liền gật đầu. “Vậy cháu có muốn cô dạy chơi đàn không?” Bé gái liền gật đầu rối rít.
Bà chủ hỏi “cháu tên gì, bao nhiêu tuổi?” Bé gái nói không biết vì mẹ chưa có nói bao giờ, bà mẹ cũng tỏ vẻ rất lúng túng. Thấy vậy, bà chủ bèn nói, “vậy ta đặt tên cháu là Nhật Linh nhé, từ giờ cháu sẽ đến đây học nhạc cùng con gái cô”. Nhật Linh gật đầu tỏ vẻ thích thú, bà mẹ không biết nói câu gì, nước mắt lưng chòng và quỳ xuống cảm ơn bà chủ rồi dời đi.
Không lâu sau, mẹ của Nhật Linh đến gặp bà chủ và đưa cho bà 5 triệu đồng toàn tiền lẻ được gói trong chiếc túi nylon. Nói rằng đây là tiền học phí của con gái, và biểu thị lòng biết ơn đối với bà. Bà chủ không cầm được nước mắt, bà không những không nhận một đồng nào, mà thậm chí còn giúp làm hộ khẩu cho Nhật Linh để bé có thể đi học.
1 năm sau, Nhật Linh tham gia vào cuộc thi nghệ thuật của huyện và đã dành được giải nhất. Tất cả hội trường đều rất cảm động và nhiệt liệt cổ vũ sau màn biểu diễn của Nhật Linh.
Sau giải thưởng đó, Nhật Lịnh lại càng có động lực hơn để học đàn, cô gái đã tham gia rất nhiều các cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia, và đều dành rất nhiều giải thưởng. Những tấm bằng khen của Nhật Linh được treo khắp lò gạch cũ kỹ của 2 mẹ con.
Sau đó, Nhật Linh đã được một nghệ sỹ chơi violin để mắt đến, bà tỏ ý muốn đưa Nhật Linh lên thành phố để được đào tạo chuyên sâu. Nhật Linh ôm mẹ khóc lóc nói rằng không muốn đi và chỉ muốn ở bên mẹ. Bà mẹ không còn cách nào đành phải đến gặp bà chủ và nhờ bà khuyên răn Nhật Linh.
Lên thành phố Nhật Linh đã cố gắng học hành chăm chỉ, ngoài ra cô còn đi dạy thêm tại nhà cho các em nhỏ và cũng có thu nhập kha khá. Mẹ của Nhật Linh thì vẫn đi nhặt ve chai và sống trong chiếc lò gạch cũ kỹ. Nhật Linh hi vọng mẹ có thể lên thành phố ở cùng mình để không phải sống khổ cực và đi nhặt ve chai nữa. Nhưng lên thành phố ở được 3 ngày bà đã đòi về với lý do là không quen được với cuộc sống ở đây. Trước khi đi, bà đã nói với con: “Đừng có suốt ngày nhớ đến mẹ, mà hãy cố gắng học hành, con thành đạt là mẹ vui rồi.”
Vài năm sau Nhật Linh cùng những người bạn học tham dự cuộc thi nghệ thuật toàn quốc, và cô đã dành được giải nhất. Nhật Linh không cầm được nước mắt và nhớ đến người mẹ của mình, vì dành thời gian tham gia cuộc thi này mà nửa năm qua cô đã không về thăm mẹ.
Cô muốn nhanh chóng báo cho mẹ tin vui này. Khi Nhật Linh vội vàng bước vào chiếc lò gạch cũ kỹ thì mới biết bà đã vĩnh viễn ra đi, chỉ để lại cho Nhật Linh những giọt nước mắt ân hận và sự tiếc nuối.
Nhật Linh nhìn thấy chiếc túi cũ kỹ của mẹ vẫn thường dùng, cô liền bỏ ra xem, trong túi có để một tấm ảnh của Nhật Linh và một mảnh giấy nhỏ đã úa mầu. Đọc mảnh giấy, Nhật Linh lặng người khi biết cô không phải con ruột của bà, mà được bà nhặt bên đường trong khi đi xin ăn…
Nhật Linh chỉ biết khóc và gọi: ”Mẹ ơi”.
Chỉ vì chữ “Mẹ” mà người phụ nữ nhặt ve chai đã dành cả đời của mình để chăm sóc cô bé này, và làm tất cả những gì bà có thể để Nhật Linh có được như ngày hôm nay. Nhật Linh chỉ biết khóc và gọi mẹ, bất giác cô chợt nhận ra bao năm qua cô chỉ gọi mẹ mà bản thân cô cũng không biết tên thật của mẹ là gì.
Thiên Minh
Xem thêm: