Giàu có không phải là bạn sở hữu bao nhiêu, mà là bạn có thể cho đi bao nhiêu. 

Zhao Yong là công nhân dọn dẹp 59 tuổi đến từ Thẩm Dương, Trung Quốc. Ông làm việc chăm chỉ trên đường phố mỗi ngày và kiếm được mức lương 2.000 nhân dân tệ/ tháng (khoảng 6,7 triệu đồng). Thu nhập của ông không cao. Bữa trưa ông thường đơn giản là ăn một bát mì chay và làm việc tiếp vào buổi chiều. Theo ông Zhao, ăn ngon hay không không quan trọng, miễn là có đồ ăn no bụng là được.  

Tuy cuộc sống bản thân còn nhiều khó khăn nhưng trong 30 năm qua, ông đã giúp đỡ cho 37 sinh viên nghèo và quyên góp tổng số tiền lên tới 180.000 nhân dân tệ (khoảng 605 triệu đồng).

Việc làm mỗi ngày của ông Zhao là đẩy xe rác và nhặt rác. Công việc này đòi hỏi sức khỏe vì xe khi chất đầy rác cũng rất nặng. Năm nay ông đã gần 60 tuổi bởi vậy không còn nhanh nhẹn, sức khỏe cũng không tốt như trước nhưng ông vẫn phải kiên trì với công việc này. 

Vợ ông đã nghỉ hưu vài năm trước, gia đình thường phải lo lắng về cái ăn cái mặc. Tuy như vậy, hàng tháng ông vẫn đều đặn gửi 1/3 tiền lương để giúp đỡ những học sinh nghèo.  

 

Tại sao Zhao lại kiên trì làm việc thiện như vậy? Điều này có liên quan đến tuổi thơ của ông ấy. Hồi còn nhỏ, cha ông qua đời sớm, mẹ ông mắc bệnh tâm thần. Chính những người trong làng đã giúp đỡ và cưu mang ông. Ngày còn nhỏ, ông Zhao thường lang thang qua hết nhà này đến nhà khác để xin ăn, ông hiểu thế nào làm cảm giác của sự nghèo đói và bất lực.  

Để giúp đỡ những học sinh nghèo, Zhao thậm chí đã bán ngôi nhà của chính mình với giá 240.000 tệ (800 triệu đồng), bây giờ ông và gia đình sống trong căn nhà cho thuê.

Lúc đầu vợ ông phản đối, bà không hiểu vì sao chồng mình làm như vậy trong khi gia đình còn đang khó khăn, tại sao ông ấy lại đi giúp đỡ người dưng. Nhưng sau đó, ông Zhao đưa vợ đến nhà của một sinh viên nghèo miền núi. Chứng kiến những đứa trẻ không có sách đọc, không có đồ ăn, vợ ông đã không còn phàn nàn về chồng mình nữa. 

Trong hơn 30 năm, ông Zhao không mua quần áo mới cho mình và ông luôn trung thành với bữa trưa là một bát mì rau. Sự giàu có duy nhất mà ông có là số tiền quyên góp và tập giấy chứng nhận ở nhà.

Ông nói “Tôi đã từng như những đứa trẻ đó, cơm không đủ no, tôi không thể không giúp chúng. Tôi muốn giúp đỡ để chúng thay đổi số phận của mình”. 

Khi quyên góp cho các học sinh nghèo, ông Zhao không muốn nhận lại bất cứ điều gì. Có một đứa trẻ được ông giúp đỡ trong 4 năm. Sau khi trưởng thành anh đã tìm lại Zhao. Sau một đêm đến thăm gia đình, chàng thanh niên rời đi, để lại 500 tệ dưới gối. Ông Zhao muốn trả lại nhưng bị từ chối. Thế là ông bỏ thêm 500 tệ và đi quyên góp cho hội từ thiện dưới tên chàng trai kia. 

Đối với một số người, ông Zhao thật ngốc, bởi vì bản thân gia đình ông cũng đang gặp khó khăn mà còn đi giúp người khác. Nhưng đó là bởi vì họ chỉ nhìn thấy hiện tại mà không thấy được cao và xa hơn. 

Trong tín ngưỡng truyền thống, người xưa tin tưởng vào luật nhân quả, coi trọng nghĩa mà xem thường lợi ích, khi người khác cần giúp đỡ thì giúp đỡ họ, dùng lòng từ bi mà đối đãi với tất cả sự vật, kết quả được đền bù, phúc đức quảng đại, người lương thiện được trời phù hộ. Ông Zhao đã gieo hạt giống thiện lương, dù khó khăn vẫn quên đi bản thân mà giúp đỡ người khác, vậy nên chắc chắn một ngày ông sẽ nhận những trái thơm “Phúc lành” mà mình từng gieo trồng. 

Nguồn & ảnh: Share it

Ngọc Mai (tổng hợp)

Video xem thêm: Nếu cuộc đời cho ta lựa chọn, đừng ngần ngại chọn sống thiện lương

videoinfo__video3.dkn.tv||bc9724d0d__