Đại Kỷ Nguyên

Phần cuối đũa sử dụng một lần có công dụng kỳ lạ

Khi dùng loại đũa sử dụng một lần, bạn có để ý đến phần cuối đũa có chút thừa ra? Vậy nó có tác dụng gì?

Bạn sẽ dùng những đôi đũa này như thế nào? Thường là tách chúng làm đôi đúng không? Bạn có để ý rằng, ở một số đôi đũa dùng một lần, đặc biệt là những đôi đũa ở các nhà hàng Nhật Bản luôn có một mẩu gỗ nhỏ ở phía cuối, hay một số đôi khác lại sở hữu vài vòng ngấn tròn nho nhỏ? Bạn có biết, những mẩu gỗ hay vòng ngấn tròn này có tác dụng gì không?

(Ảnh: Internet)

Có thể không ít người thường nghĩ, đó là để cho đẹp, hoặc là cách để giữ cho hai chiếc đũa gắn liền với nhau – cho gọn… hay phần này sẽ giúp bạn giữ chặt được miếng đồ ăn khi đổi đầu đũa gắp thức ăn cho người bên cạnh?

(Ảnh: Internet)

Nhưng thực ra, mẩu gỗ tưởng chừng như vô dụng này mang trong mình chức năng nhiều hơn thế. Ai cũng biết rằng, đất  nước Nhật Bản nổi tiếng với nền văn hoá ẩm thực tinh tế, có phần cầu kỳ và việc đặt đũa thế nào cho đúng đối với người Nhật cũng là cả một nghệ thuật.

Một mảnh giấy ăn gấp lại cũng có thể biến thành vật dụng kê đũa. Do đó, những mẩu gỗ nhỏ phía cuối đũa sẽ được dùng làm chiếc gác đũa.

(Ảnh: Internet)

Thật tinh tế! Tất cả đều có lý do của nó. Chiếc đầu đũa được thiết kế để hữu dụng là vậy.

Một vài nguyên tắc sử dụng đũa của người Nhật bạn nên nhớ:

– Khi đang phân vân chưa biết nên chọn món gì, không được dí đũa trên các món ăn.

– Không dùng đũa để trộn, tìm thức ăn – nhất là khi bạn đang ăn uống trên bàn tiệc, điều này sẽ bị đánh giá là tham ăn và bất lịch sự.

– Không cắm thẳng đũa vào bát cơm, thức ăn bởi điều này khiến người khác liên tưởng đến bát cơm dành cho người đã khuất.

– Không nên nghịch ngợm hay chà sát các chiếc đũa vào nhau sau khi đã tách ra. Người Nhật sẽ nghĩ bạn coi đũa là thứ rẻ tiền.

– Không dùng đũa để lấy thức ăn từ một đũa khác, hoặc chuyển thức ăn từ đũa này sang đũa khác. Trong truyền thống lễ an táng của người Nhật, sau khi hỏa táng, theo phong tục, xương của người chết sẽ được người trong gia đình chuyền từ đôi đũa này sang đôi khác, chính vì vậy mà người Nhật luôn tránh để hai đôi đũa tiếp xúc trực tiếp trong lúc thưởng thức bữa ăn.

Theo Letu
Huy Bùi

Xem thêm:

Exit mobile version