Phóng to 10 lần bức tranh có lịch sử 500 năm, chuyên gia phát hiện một người đàn ông đeo kính cận.

Những bức tranh cổ luôn mang đến cho chúng ta nhiều điều thú vị về lịch sử. Câu Anh, một họa sĩ thời nhà Minh đã vẽ một bức tranh có tên là “Nam đô bàn hội họa”. Nội dung của bức tranh chủ yếu xoay quanh phong cách sống nơi đô thị và cảnh nhộn nhịp của Nam Kinh thời đó. Bức tranh còn có một cái tên khác là “Cảnh sông nước tại lễ hội Thanh Minh”. Gần đây, các chuyên gia đã phóng to bức tranh lên gấp 10 lần và kinh ngạc phát hiện bên trong có một người đàn ông đeo kính. Điều bất ngờ là bức tranh ra đời rất lâu trước khi người phương Tây phát minh ra kính.

Bức tranh này dài 350 cm và rộng 44 cm, thời gian sáng tác cụ thể vẫn chưa được xác nhận, nhưng dựa vào khoảng thời gian sống của tác giả Câu Anh thì rất có thể tác phẩm này được ra đời vào năm 1520, cho đến nay tác phẩm đã có gần 500 năm lịch sử. Cũng vì thời gian mà bề mặt của bức tranh đã bị mờ và hư hỏng đôi chỗ, hiện bức tranh đã được lưu giữ trong Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc.

Bức tranh “Nam đô bàn hội họa” của hoạ sĩ Câu Anh thời nhà Minh (ảnh: Teepr).

Bức tranh trước đây chưa từng được trưng bày công khai, cho đến khi Nam Kinh tổ chức một triển lãm để phát triển tài nguyên văn hóa của sông Tần Hoài mới được Bảo tàng Quốc gia cho phép trưng bày, dưới dạng scan tác phẩm chứ không phải hiện vật thực sự.

Gần đây, để tìm hiểu rõ hơn điều kiện sống của người dân ở Nam Kinh thời Minh, các chuyên gia đã phóng to bức tranh lên 10 lần. Họ vô tình phát hiện trong đám đông của bức tranh có một người đàn ông đeo kính.

Phát hiện này thực sự gây bất ngờ cho tất cả mọi người bởi lẽ, người ta đều biết rằng chiếc kính hai tròng (bifocal) đầu tiên được phát minh bởi nhà phát minh người Mỹ Franklin vào năm 1784.

Các chuyên gia sau đó cũng tìm hiểu rõ hơn vấn đề này và phát hiện nhà văn thời Nam Tống, Triệu Hy Cốc có viết trong tác phẩm “Đổng thiên thanh lục” như sau: “Người già không cách nào xem sách, dùng cái này che lên mắt có thể nhìn rõ ràng hơn”. Triệu Hy Cốc sống từ năm 1170 đến 1242, trong khi những ghi chép sớm nhất về kính ở phương Tây bắt đầu vào nửa sau của thế kỷ 13, các chuyên gia suy đoán rằng chiếc kính đầu tiên phải chăng được phát minh ở Trung Quốc?

Theo Teepr

Video xem thêm: Tổ tiên tích đức thay vận mệnh, con cháu vinh hoa lộc mãn đường

videoinfo__video3.dkn.tv||266fb0fc4__