Người Do Thái có câu: “Có con đường sinh ra tiền bạc”, ngoài những hoàn cảnh khách quan thuận lợi, liệu họ còn có những bí quyết nào khác để trở thành những thương nhân nổi tiếng thế giới không? Tất nhiên là có, đó là “Phép tắc kinh doanh buôn bán 78:22”, nó chính là cái căn bản trong cuốn kinh doanh của người Do Thái, cũng chính là nhờ có phép tắc này mà người Do Thái luôn dành chiến thắng trong các thương vụ.
Chúng ta đều biết, không khí tự nhiên có tỷ lệ Nito:Oxy là 78:22; trong cơ thể con người thì tỷ lệ nước và các thành phần vật chất khác cũng là 78:22, trong một hình vuông nếu diện tích là 100 thì diện tích vòng tròn nội tiếp nó cũng khoảng 78 và các diện tích còn lại của hình vuông đó là 22. Qua đó có thể thấy 78:22 là một phép tắc khách quan bao trùm nhiều lĩnh vực trong thế giới sống. Như vậy, nếu con người có ý định tạo ra một thế giới có tỷ lệ Nito:Oxy là 60:40 thì chắc chắn chúng ta không thể sinh tồn, cũng như vậy nếu như chúng ta giảm tỷ lệ nước trong cơ thể xuống còn 60% thì chúng ta sẽ chết. Tuy nhiên, tỷ lệ trên có lúc có thể sai lệch, nhưng sai lệch không thể vượt quá cộng (hoặc) trừ 1, vậy nên kết quả có thể sẽ là 78,5:21,5 hoặc có lúc là 79:21.
Kinh doanh buôn bán của người Do Thái dựa trên phép tắc 78:22. Đây thực tế là tinh hoa trong văn hóa buôn bán của người Do Thái đã tồn tại qua hàng trăm, hàng ngàn năm.
Xin đưa một ví dụ, có người hỏi: “Trên thế giới, người cho vay nhiều hay người vay nhiều?” Người bình thường thường hay trả lời là “người vay tiền nhiều”. Thế nhưng câu trả lời của người Do Thái lại ngược lại với số đông những người bình thường còn lại, họ đều đồng loạt nói: “Người cho vay chiếm đa số tuyệt đối”. Và trên thực tế đúng là như vậy. Ví dụ ngân hàng, họ cho vay từ số đông người rồi cho một số người vay lại. Giả sử như người muốn vay tiền nhiều chi lớn thu, ngân hàng chẳng phá sản ư?
Hay ví dụ như tỷ lệ giữa dân chúng và phú ông có khả năng là 78:22 bởi vì người có tiền rút cuộc vẫn là thiểu số, nhưng nếu so sánh theo tài sản thì tài sản của phú ông và tài sản của dân chúng lại đúng là 78:22, vì tiền bạc mà dân chúng nắm rốt cuộc vẫn ít. Chính vì thế đối tượng kinh doanh của người Do Thái nào là ngành tài chính tiền tệ, nào là ngành chịu ảnh hưởng của loại ma lực đó, nếu vận dụng nó đúng vào ngành buôn bán kim cương – số ít giai tầng có thu nhập cao thì kết quả thu được sẽ là thành công ngoài ý muốn.
Một ngày cuối năm 1969, Hinamoto thăm công ty bách hóa X tại Tokyo, yêu cầu công ty này cung cấp cho mình một quầy hàng bán kim cương.
“Thưa ngài Hinamoto, điều này không thể. Trước mắt là thời vụ then chốt, cho dù ngài nói là người mua có tiền, nhưng vào thời vụ dùng tiền này thì cho dù là người có tiền cũng không bỏ tiền mua quầy bán kim cương”.
Mặc dù vậy, Hinamoto vẫn không nản lòng, cuối cùng đã dùng sự kiên trì của mình thuyết phục được công ty đó, họ đồng ý để cho một chi nhánh của công ty ở ngoại ô thành phố cung cấp cho Hinamoto một quầy hàng. Mặc dù chi nhánh của công ty này ở địa điểm tương đối xa, khách hàng ít, môi trường kém nhưng Hinamoto không quá lo lắng.
Ngay sau đó Hinamoto đề nghị khách bán gửi kim cương của Newyork gửi hàng tới, bắt đầu cuộc “bán hạ giá”. Ngày thứ nhất bán hàng, người bán tương đối ít, có người dự đoán mức bán hàng ngày đầu tiên không vượt nổi 3 triệu Yên, nhưng Hinamoto vẫn hăng hái bán kim cương; kết quả là trung bình mỗi ngày mức bán hàng đều vượt quá 50 triệu Yên.
Công ty bách hóa đó ở Tokyo cuối cùng đã tin phục để ông Hinamoto đặt một quầy bán kim cương tại công ty. Tuy nhiên, họ suy nghĩ tới việc tại chi nhánh của công ty ở ngoại ô cũng có quầy bán kim cương nên dự tính mức bán hàng cũng không thể cao quá, ước tính mỗi ngày khoảng 10 triệu Yên, nhưng ông Hinamoto nói lớn: “Không, nhất định mức bán hàng tại công ty mỗi ngày phải đạt 300 triệu Yên”.
Kết quả mức bán hàng ngày của quầy hàng đó không chỉ là 10 triệu Yên mà khởi đầu đã đạt 120 triệu Yên và sau 2 tháng đã vượt qua mức 300 triệu Yên, buôn bán kim cương thành công.
Đó là cách vận dụng tốt nhất phép tắc kinh doanh 78:22 của người Do Thái.
Hồng Tâm (sưu tầm)