Thế nào gọi là dầu ăn bẩn? Về cơ bản, đây là loại dầu thay thế cho các sản phẩm từ dầu thải. Mặc dù dầu ăn bẩn là bất hợp pháp, nhưng nó vẫn còn phổ biến và dễ gặp ở bất cứ cửa hàng vỉa hè nào!
Loạt ảnh dưới đây sẽ cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về quá trình sản xuất loại dầu ăn này. Bạn sẽ thấy nó còn khủng khiếp hơn những gì tưởng tượng!
Đầu tiên, người ta mở nắp cống, sau đó múc nước thải lên rồi chuyển đến nơi chế biến. Tiếp theo là trộn lẫn chúng với chất thải béo của động vật, trải qua quá trình xử lý chúng được gọi chung là “dầu tái chế”! Sau khi loại dầu giả này được đổ vào các thùng, chúng sẽ được đưa đi sử dụng tại nhà hàng và khách sạn khác nhau!
Vậy rốt cuộc ai có thể ác ý làm ra những loại dầu thải bẩn như vậy? Đó là những người không có lương tâm, đặt lợi nhuận kinh doanh lên hàng đầu. Khi có cơ hội kiếm tiền, họ sẽ không từ bất kỳ thủ đoạn nào! Bên cạnh đó, một số nhà buôn bán thực phẩm và các cửa hàng, vì để tiết kiệm chi phí và tối đa lợi nhuận, họ sẵn sàng dùng loại dầu thải này để chế biến thực phẩm của mình!
Thành thật mà xét, rất khó để phân biệt ra sự khác nhau giữa dầu ăn thông thường và dầu thải bẩn. Chúng không chỉ có mùi vị giống nhau, mà ngay cả hình dáng mầu sắc của dầu thải cũng giống hệt dầu ăn thật. Nhằm để kiếm thật nhiều tiền, những thương nhân vô đạo đức này sẵn sàng làm tất cả!
Trên thị trường, dầu thải bẩn có giá 1 tấn là 940 đôla (tương đương 21 triệu đồng), so với giá bán dầu trung bình là 1500 đôla (khoảng 33 triệu đồng) – khác nhau có thể là khá nhiều!
Tuy nhiên, những doanh nhân này còn cố tình trộn lẫn dầu thải với thực phẩm ăn, khiến cho người tiêu dùng ngay cả “thuốc độc” cũng nuốt vào trong bụng!
Sử dụng dầu thải nấu thức ăn sẽ làm tổn thương cơ thể, bởi vì nó có chứa rất nhiều độc tố và các chất ô nhiễm gây ung thư cho con người.
Người ta ước tính rằng tại Trung Quốc có tới 10% nguyên liệu dầu ăn là đến từ loại dầu bẩn này, nghe đã thấy đáng sợ!
Các cơ sở sản xuất dầu thải bẩn đều phát ra mùi hôi thối ghê gớm nên dễ dàng bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý. Nhưng chính vì những khoản lợi nhuận kếch sù nên ngành công nghiệp sản xuất dầu bẩn này phát triển như nấm sau mưa; và dù cơ quan chức năng có xử phạt bao nhiêu cũng không xuể. Luật An toàn thực phẩm năm 2009 của Trung Quốc có quy định nghiêm ngặt đến đâu, việc tái chế và sản xuất dầu thải vẫn tiếp tục diễn ra. Miễn là có lợi nhuận, các nhà sản xuất “tim đen” đều sẵn sàng tiếp tục công việc này.
Video:
Thiết nghĩ, khi pháp luật sinh ra quá nhiều, nhưng con người lại không còn giữ tiêu chuẩn đạo đức trong tâm thì cho dù có quy chế nhiều đến đâu họ vẫn làm những điều trái đạo đức. Chỉ khi mỗi người trong tâm đều giữ thiện niệm, lấy đạo đức làm tiêu chuẩn thì xã hội mới phát triển trở lại theo chiều hướng tốt đẹp, đạo đức mới thăng hoa, phúc lành mới đến với tất cả mọi người.
Bạch Mỹ
Xem thêm: