Bạn có thể đã nghe tích Ngu Công dời núi, nhưng thời hiện đại, bạn có tin được rằng, có một người đàn ông đã hì hục suốt 22 năm để làm đường xuyên núi với những công cụ thô sơ không? Ấy vậy mà có thật đấy, bạn à. Ông cụ đã trở thành huyền thoại…
Ông Dashrath Manjhi và vợ sinh sống trong một ngôi làng nhỏ ở Ấn Độ. Tuy không giàu có nhưng cuộc sống của hai vợ chồng rất bình yên và ấm áp. Rồi một ngày, một căn bệnh kỳ lạ đã phá vỡ cuộc sống êm đềm của họ.
Vợ ông ngày càng yếu, ông đã quyết định đưa vợ khi khám bác sĩ. Nhưng do ngôi làng rất lạc hậu, phòng khám gần nhất nằm trong thị trấn cách nhà ông 80km, đường gập ghềnh và đầy nguy hiểm. Hai vợ chồng ông phải đi đường dài quanh co, nhiều khi chỉ muốn bay qua các ngọn núi.
Bởi vì vợ ông quá yếu, ông không đưa kịp vợ đến phòng khám nên vợ ông đã qua đời.
Sự thật này đã khiến ông đau lòng không thôi, ông nói với mọi người trong làng rằng không biết làm thế nào để tiếp tục sống. Trong lúc đau khổ bất tận, ông đột nhiên nghĩ ra một kế hoạch. Rồi mấy ngày kế tiếp, ông dốc sức thu thập công cụ cần thiết.
Ông quyết định triển khai một nhiệm vụ mà nhiều người cho rằng “bất khả thi”. Ông nghĩ rằng cái chết của vợ mình là do giao thông bất tiện, đường xá gập ghềnh làm chậm trễ, cho nên ông quyết định “di dời” ngọn núi ngăn giữa làng ông và thị trấn.
Ông hy vọng rằng những người khác sẽ không bao giờ rơi vào hoàn cảnh tương tự, lúc khẩn cấp họ có thể nhanh chóng tới thị trấn và nhận được trợ giúp cần thiết. Lúc ấy, rất nhiều người dân đều cho rằng tâm thần ông có vấn đề do quá đau khổ vì mất vợ, không ai tin rằng ông có thể xuyên qua núi và làm thành một con đường.
Không ai chú ý đến ông, cho rằng ông chỉ là cố gắng vô ích mà thôi, nhưng ông vẫn âm thầm tiến hành nhiệm vụ của mình. Một ngày rồi lại một ngày, ông dựa vào ý chí và sự kiên trì để đào núi, mở đường. Ông chỉ hy vọng cả làng có thể có một tương lai tốt hơn.
Công việc này đã trải qua 22 mùa đông, mỗi ngày từ lúc mặt trời mọc, ông sẽ biến mất trong núi cho đến tận đêm khuya ông mới trở về với toàn thân dơ bẩn.
Dường như đây là cách thiết thực nhất để ông tưởng nhớ người vợ của mình. Ông cứ tiếp tục công việc của mình, cho đến năm 2007 thì qua đời.
Không lâu sau khi biết ông chết, dân làng đã phát hiện một con đường rộng 10m, dài 100m và hai bên vách đá cao 7m.
Trong 22 năm, một thời gian ngắn sau khi ông triển khai kế hoạch của mình, một số người dân nhìn thấy quyết tâm và công việc âm thầm ông làm mỗi ngày, đã dần dần tham gia đội của ông.
Thật kinh ngạc, và cũng từ đây cuộc sống của dân làng hoàn toàn thay đổi. Trước đây, khoảng cách gần nhất từ làng vào thị trấn là 80km, nhưng bây giờ nhờ vào con đường mà ông khai mở, chỉ còn lại 5km. Vì vậy, họ có thể đi khám bác sĩ, đến trường, mua sắm, thậm chí có người đi làm ở nhà máy. Tất cả điều này đều nhờ vào công sức của ông Dashrath Manjhi.
Ông Dashrath Manjhi đã trở thành người hùng trong lòng dân làng. Một người dân chia sẻ: “Khi ông ấy còn sống, chúng tôi đã nghĩ Dashrath Manjhi chỉ là một người thất bại và u sầu. Những cố gắng của ông không được tuyên truyền hay tán dương. Nhưng hôm nay, tất cả chúng tôi đều nhớ đến ông. Ông cũng truyền cảm hứng cho tất cả chúng tôi”.
Cuối cùng, hãy xem câu chuyện của Dashrath Manjhi!
Đúng là “Ngu Công dời núi” có thật! Dashrath Manjhi có thể thay đổi cuộc sống của toàn bộ dân làng và được gọi anh hùng. Công ơn của ông sẽ được dân làng đời sau mãi nhớ đến.
Huy Hoàng
Xem thêm: