Đại Kỷ Nguyên

Sống xanh mỗi ngày: Thay đổi thói quen ăn mặc góp phần làm xanh thế giới

Ngành công nghiệp thời trang đã đem đến những hậu quả đáng lo ngại đối với môi trường. Trên thực tế, thời trang là nguyên nhân lớn thứ 2 chỉ sau ngành công nghiệp dầu mỏ gây ra những tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái. 

Tuy nhiên, vẫn luôn có những giải pháp thay thế chúng ta có thể thực hiện nhằm làm giảm những tác động xấu, bước đầu tiên chính là thay đổi nhận thức và sẵn sàng thay đổi. 

Thời trang và ô nhiễm nguồn nước

Tại hầu hết các quốc gia sản xuất hàng may mặc với số lượng lớn, chất thải độc hại chưa được qua xử lý đều đổ trực tiếp ra sông, sau đó tràn ra biển và lan rộng trên toàn cầu. Nước thải có chứa các chất độc hại như chì, thủy ngân, asen và nhiều chất khác gây ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống thủy sinh và sức khỏe của hàng triệu người dân. Nguồn ô nhiễm nước sinh hoạt còn có nguyên nhân khác là sử dụng phân bón trong quá trình sản xuất bông, gây ô nhiễm nặng cho nguồn nước.

Ô nhiễm sông Tullahan. (Ảnh: Gigie Cruz-Sy / Greenpeace)

Những gì chúng ta có thể thay đổi

Thời trang và nguồn nước tiêu thụ

Ngành công nghiệp thời trang tiêu thụ một lượng lớn nước ngọt, trung bình mỗi tấn vải nhuộm cần tới 200 lít nước ngọt. Ngoài ra, bông cần rất nhiều nước để sinh trưởng nhưng lại thường được trồng tại những nơi có nhiệt độ khô và ấm. Vậy nên để sản xuất ra 1 kg bông cần tới 20.000 lít nước. Điều này, tạo ra áp lực rất lớn đối với nguồn tài nguyên quý giá này. Ví như biển Aral đã bị sa mạc hóa dần do quá trình sản xuất bông tại khu vực đã “rút cạn nước” từ biển.

Những gì chúng ta có thể thay đổi?

Sử dụng loại vải có sợi tiêu thụ lượng nước thấp như vải lanh, sợi tái chế…

Thời trang và chất thải

Quần áo có chất liệu sợi tổng hợp (polyester, nylon, v.v..) sau mỗi lần giặt có thể xả vào nguồn nước khoảng 1900 microfibers (sợi vải siêu nhỏ). Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhiều sinh vật nhỏ dưới nước ăn phải thức ăn có chứa các vi chất này, sau đó trở thành thức ăn của các loài khác lớn hơn, tiến nhập vào chuỗi thức ăn của môi trường sống, bao gồm cả con người.

Quần áo rõ ràng có thể bỏ đi sau khi sử dụng. Vậy nên, càng ngày chúng ta càng sản xuất nhiều và cũng càng ngày càng có nhiều chất thải thời trang. Một gia đình phương Tây trung bình mỗi năm bỏ đi khoảng 30 kg quần áo. Chỉ có khoảng 15% được tái chế hoặc đem đi quyên góp, phần còn lại được đưa thẳng đến các bãi rác hoặc đem đi đốt.

Sợi tổng hợp như polyester là sợi nhựa, không có khả năng hoai mục và phải mất khoảng 200 năm mới có thể bị phân hủy. Tuy nhiên, 72% sợi trong quần áo của chúng ta đang sử dụng là sợi tổng hợp.

Những gì chúng ta có thể thay đổi?

Thời trang và hóa chất

Hóa chất là một trong những thành phần chính trong quần áo của chúng ta. Chúng được sử dụng trong quá trình sản xuất sợi, nhuộm, tẩy trắng và xử lý ẩm từng sản phẩm. Việc sử dụng nhiều hóa chất trong quá trình canh tác bông là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của người nông dân trồng bông, cùng với vấn đề ô nhiễm nguồn nước và suy thoái đất. Một vài hóa chất cũng gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng.

Những điều chúng ta có thể thay đổi?

Thời trang và khí thải nhà kính

Ngành may mắn chiếm 10% lượng khí thải carbon toàn cầu. Ngành công nghiệp thời trang toàn cầu đang tạo ra rất nhiều khí nhà kính do năng lượng được sử dụng trong quá trình sản xuất, sản xuất và vận chuyển hàng triệu sản phẩm may mặc được mua mỗi năm.

Sợi tổng hợp (poluester, acrylic, nylon, …) thường được sử dụng để sản xuất phần lớn quần áo may mặc của chúng ta. Sợi tổng hợp được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch, khiến việc sản xuất tốn nhiều năng lượng hơn so với sợi tự nhiên.

Hầu hết quần áo được sản xuất tại Trung Quốc, Bangladesh hoặc Ấn Độ, những quốc gia có nguồn năng lượng chủ yếu là than, nguồn năng lượng xả ra lượng lớn carbon khí thải.

Những gì chúng ta có thể thay đổi?

Thời trang và sự phá hủy rừng nhiệt đới

(Ảnh: Rainforest Action Network)

Mỗi năm, hàng ngàn hecta rừng bị đe dọa, hàng tỷ cây cổ thụ bị chặt phá và thay thể bằng những đồn điền trồng các loại cây làm vải như tơ nhân tạo, vit-co, …Tình trạng mất rừng đang đe dọa hệ sinh thái và nơi sống của nhiều người dân như ở Indonesia, nơi nạn phá rừng đã kéo dài trong hàng thập kỷ.

Những gì chúng ta có thể thay đổi?

Chọn Lyocell / Tencel® thay vì rayon, phương thức hoặc viscose.

Bản thân quần áo không thể thay đổi hay làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, mà chính chúng ta, những người sử dụng chúng mới có thể tạo nên điều kì tích cho thế giới này.

Theo Sustainyourstyle,

Hồng Tâm biên dịch

 

Exit mobile version