Bên cạnh y học hiện đại, có nhiều phương pháp điều trị cảm lạnh theo dân gian được cộng đồng ưa chuộng vì không cần dùng đến thuốc mà cũng rất hiệu quả. Dưới đây là một số ví dụ mà bạn có thể áp dụng thử khi bị cảm lạnh.
1. Làm một ly cocktail
Không sai, hãy làm một ly cocktail!
Tính chất nóng của rượu nhẹ không những giúp thông nghẹt mũi và tránh gây mất nước, mà còn làm cho chiếc mũi và họng vốn bị sưng trở nên dịu hơn so với trước.
Công thức: Trà bạc hà nóng cộng với một muỗng canh mật ong, thêm một ly nhỏ rượu mạnh hoặc rượu whisky, thích hợp dùng trước khi đi ngủ.
2. Hãy để thực phẩm là bạn đồng hành trị cảm lạnh!
Những loại rau quả có thể giúp đề kháng chống bệnh cảm lạnh như sau: Cà rốt, quả nam việt quất, hành tây, quả việt quất đỏ, chuối, gạo nâu, ớt chuông, mù tạt.
3. Dùng nước muối rửa mũi
Nghe có vẻ như đây là một cách rất đau đớn, nhưng nó thực sự có thể giúp làm giảm cơn nghẹt mũi và loại bỏ các vi khuẩn, virus!
Cách làm: Dùng một ống dạng hình khí cầu hoặc dụng cụ chuyên rửa mũi. Một tay giữ một bên lỗ mũi, sau đó đổ một ít nước muối vào phía lỗ mũi kia, để cho nước muối chảy qua và rửa sạch mũi. Sau khi đã rửa một bên lỗ mũi khoảng 2-3 lần tiếp tục chuyển sang bên còn lại và làm tương tự.
Công thức kết hợp: 1/4 muỗng cà phê muối với 1/4 muỗng baking soda, sau đó cho thêm 2 lít nước ấm.
4. Đeo tất ướt đi ngủ
Vâng, đúng! Tất ướt.
Tạp chí “Sức khỏe tốt nhất” (Best Health magazine) đã chỉ ra rằng các này có thể giúp giảm các triệu chứng sốt, đồng thời nó còn có thể thu hút máu trở lại bàn chân, tăng cường tuần hoàn máu.
Cách làm: Trước khi đi ngủ trước tiên ngâm chân trong nước nóng, sau đó đeo một đôi tất cotton mỏng đã được ngâm nước đá. Tiếp tục đeo thêm một vài đôi vớ len khô bên ngoài. Sáng hôm sau thức dậy, bạn sẽ cảm thấy khá hơn rất nhiều!
5. Dùng nước muối súc miệng
Dùng nước muối súc miệng có thể giúp làm giảm đau họng, thậm chí ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp.
Tạp chí American Journal báo cáo, súc miệng bằng nước muối có thể ngăn ngừa cảm lạnh. Đây là một phương pháp miễn phí mà bạn có thể thực hành bất cứ lúc nào, vì vậy hãy làm điều đó thường xuyên hơn!
6. Ngoài vitamin C, cần bổ sung thêm nhiều vitamin hơn
Theo tạp chí “Phòng chống” (Prevention magazine), những thứ như dầu cá, các loại thảo dược, vitamin D, nhân sâm, kẽm v.v. đều là các chất dinh dưỡng rất cần thiết nên bổ sung cho cơ thể. Bên cạnh vitamin C, vốn rất quan trọng, hãy nên chú ý bổ sung thêm các loại vitamine và dưỡng chất khác!
7. Hãy làm một “phòng tắm hơi”
Hơi nước giúp làm giảm căng thẳng cơ bắp và giúp đỡ tuần hoàn máu. Nhẹ nhàng xông hơi ấm cũng mang lại nhiều lợi ích! Nếu bạn không có phòng xông hơi thì cũng đừng lo, có thể làm một cách khá đơn giản.
Cách làm: Đổ nước sôi vào một bát lớn, phía trên bao phủ một chiếc khăn trùm qua mặt và nhẹ nhàng hít thở trong vòng từ 5-10 phút. Chú ý để không bị bỏng vì nước sôi.
8. Đặt hạt đậu đóng băng trên mũi
Nghe có vẻ lạ, nhưng khi bề mặt nóng và lạnh gặp nhau có thể giúp loại bỏ nghẹt mũi. Để đông đá một túi đậu nhỏ, sau đó lấy hạt đã được đông lạnh, đặt lên trên mũi.
9. Bôi cao bạc hà ở dưới lỗ mũi
Nhẹ nhàng bôi thuốc cao bạc hà ở phía dưới lỗ mũi bên phải, sẽ giup ích rất nhiều đối với bệnh cảm lạnh! Nó không chỉ giúp thông đường hô hấp, còn có thể làm dịu làn da ở mũi đã bị sưng đỏ do xì mũi quá nhiều.
10. Kê gối cao hơn bình thường
Khi bạn cảm thấy sắp có triệu chứng như cảm lạnh, hãy kê thêm một vài chiếc gối sau đầu và ngủ gối cao một chút. Điều này cũng mang lại tác dụng lưu thông và thông suốt đường hô hấp. Nếu gối quá cao, hãy đặt một chiếc chăn ở giữa, do đó toàn bộ chiều cao trở nên tương đối bằng phẳng, giúp bạn dễ vào giấc hơn.
Tất nhiên, khi bị cảm nặng thì chúng ta nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời.
Chúc bạn thành công!
My My
Theo Meirihaowen
Xem thêm: