Nấm hương thường được sử dụng như món lẩu hay canh trong bữa ăn hàng ngày, nhưng biết cách chế biến một chút sẽ thành các phương thuốc bổ dưỡng và phòng chữa bệnh cho cơ thể.
Nấm hương có 3 loại thường dùng trong chế biến thức ăn: nấm đông, nấm hương và nấm hoa. Nấm hoa có chóp đỉnh màu đen nhạt, có hoa văn; nấm đông có chóp đỉnh màu đen, phần cuốn nếp cũng có màu vàng nhạt, thịt tương đối dày; còn nấm hương có hình cái dù, mỡ, thịt mỏng, không mịn thớ lắm, cũng không giòn tan.
Theo Đông y nấm hương tính bình, vị ngọt, lợi về các kinh tỳ, vị, phế. Có công hiệu bổ khí ích vị, hoá huyết hoá đờm. Tỳ vị khí hư dẫn tới việc ăn ít, đại tiện lỏng, không có sức dẻo dai, dễ cảm cúm, khí huyết lưỡng hư dẫn tới việc thiếu khí kiệt lực, đầu váng mắt hoa, đêm ngủ không ngon giấc, phòng bệnh ung thư dạ dày, xơ cứng động mạch cơ tim, xơ gan…
Theo những nghiên cứu hiện đại thì dược liệu có chứa chất mỡ, đường, albumin, acyl, nhiều loại vitamin và các nguyên tố calci, phốt pho, sắt… Điều chỉnh sự thiếu hormon trong cơ thể, tăng tính miễn dịch đối với bệnh cảm cúm, có tác dụng giải độc, thúc đẩy việc hấp thụ chất calci, phòng chống ung thư…
Các bài thuốc từ món ăn nấm hương:
1. Khí huyết hư, cơ thể suy nhược
Món ăn nấm hương cho người đầu váng mắt hoa, mất ngủ hay quên… (Ảnh: mudtwa.com)
Dùng cho người khí huyết lưỡng hư dẫn tới thiếu sức chịu đựng dẻo dai, đầu váng mắt hoa, mất ngủ hay quên… Người khoẻ mạnh ăn thường xuyên có thể phòng bệnh giữ gìn sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ.
Nguyên liệu: Thịt gà 150g – Táo tầu 20g, nấm hương (ngâm cho nở) 20g – Gia vị vừa phải.
Cách làm: Thịt gà rửa sạch thái sợi, nấm hương rửa sạch thái sợi, táo tầu rửa sạch bỏ hạt bổ tư, bỏ cả 3 thứ vào bát, thêm ma-di, muối ăn, đường trắng, mì chính, hành thái sợi, gừng thái sợi, rượu gia vị, nước luộc gà và bột tẩm, trộn đều, hấp cách thuỷ khoảng 13 phút. Hấp chín lấy ra, dùng đũa gắp ra đĩa, dưới dầu vừng lên nửa là xong.
2. Tăng cường miễn dịch cho cơ thể
Dùng để phòng chữa bệnh ung thư, bệnh gan, bệnh gù, bệnh cơ tim, suy nhược thần kinh…
Nguyên liệu: Nấm hương vừa phải – Mật ong vừa phải, kim châm cô vừa phải – Đường trắng vừa phải.
Cách làm: Nấm hương và kim châm cô, sắc riêng từng thứ, lấy nước thuốc nồng độ vừa phải; đường trắng pha nước vào nấu lên xêu lên thành sợi thì nhấc ra khỏi lửa, lấy nước thuốc sắc từ nấm hương, kim châm cô và mật ong đổ vào, trộn đều, chờ nguội hơi cứng, làm thành viên. Uống bằng nước sôi nguội, liều uống vừa phải.
3. Tăng sữa cho sản phụ
Nguyên liệu: Chân giò trước 1 chiếc – Kê hạt 50g, lạc nhân 50g – Nấm hương 15g
Cách làm: Trước tiên hầm chân giò cho thật nhừ, bỏ chân giò, lấy nước, cho kê, lạc, nấm hương vào nấu lên thành cháo; ăn lúc đói.
4. Phụ nữ có thai bị phù thũng
Nguyên liệu: Gừng tươi 100g – Vỏ bí đao 50g, chân giò muối 50g – Gia vị vừa phải, cá chép một con (khoảng 750g), nấm hương đã ngâm nước 50g, măng đông 100g (măng lấy mùa đông).
Cách làm: Cá chép rửa sạch, đặt vào đĩa; măng đông và chân giò muối thái miếng mỏng, nấm hương chẻ cả cây, gừng và vỏ bí đao thái sợi mỏng, bỏ cả vào trong bụng cá, cho lượng rượu gia vị vừa phải; để lại một ít chân giò muối, măng đông, nấm hương để xếp xung quanh con cá, cho muối mì chính, bỏ vào ngăn, cho vào nồi hấp chín đem ăn.
5. Phục hồi thân thể hư nhược, ốm lâu ngày
Nguyên liệu: Nấm hộp 200g (hoặc nấm tươi 250g), nấm hương 50g – Gia vị vừa phải.
Cách làm: Nấm hương ngâm nước sôi nửa giờ vớt ra, vắt sạch nước, bỏ cuống, rửa sạch, nước ngâm nấm hương để lại dùng sau. Đổ nấm hương vào chảo rán có dầu thực vật đun nóng, đảo qua độ 1 phút, đổ nấm hộp và nước, nước ngâm nấm hương, muối, đường trắng vào, đợi nước thang hơi sôi, pha bột dính, cho mì chính vào.
6. Khí hư, ăn ít và các loại bệnh ung thư sau khi mổ
Nguyên liệu: Kê 50g – Nấm hương 50g
Cách làm: Nấu cháo kê trước lấy nước thang, cho nấm hương vào nấu chung. Ngày ăn 3 lần. Có tác dụng khai vị, kích thích tiêu hoá.
7. Trẻ sơ sinh: Tỳ vị hư nhược, ngoại cảm phong hàn dẫn tới tắc mũi, xổ mũi, thở gấp…
Nguyên liệu: Hành tươi 1 nhánh – Nấm hương 1 cái, sữa mẹ 30 – 50ml.
Cách làm: Hành tươi rửa sạch, thái nhỏ để dùng sau. Nấm hương ngâm cho nở, rửa sạch, cho vào cốc sứ cùng sữa mẹ hấp cách thuỷ cho chín, sau đó cho hành vào, khi sôi thì lọc bã lấy nước, đổ vào chai sửa cho bé bú, ngày một thang, uống liền trong 2-3 ngày.
8. Phòng bệnh thiếu máu, bệnh gù cho trẻ em
Có tác dụng nâng cao trí lực cho trẻ, thúc đẩy quá trình phát dục của trẻ em.
Nguyên liệu: Kim châm cô vừa phải – Mộc nhĩ vừa phải, nấm hương vừa phải – Đường vừa phải.
Cách làm: Kim châm cô, mộc nhĩ, nấm hương ngâm riêng từng thứ trong nước sôi, lấy nước đậm đặc của thành phần hữu hiệu, nấu chung với đường, cô thanh tinh thể.
9. Cao huyết áp, xơ cứng động mạch và bị bệnh đái đường
Nguyên liệu: Nấm hương nhỏ 15g – Canh gà 200ml, thái hoa 25g – Gia vị vừa phải
Cách làm: Thái hoa rửa sạch, vặn nhỏ, chao qua nước sôi cho đều; nấm hương nhỏ rửa sạch, đổ dầu lạc vào chảo đun nóng, cho hành, gừng, vào phi lên cho thơm, cho muối, canh gà, mì chính vào đun sôi, vớt hành và gừng ra, lần lượt cho thái hoa, nấm hương vào chảo, đun nhỏ lửa cho dậy mùi, dưới thêm bột, mỡ gà lên, đảo cho đều.
10. Dùng cho người bị cảm thụ phong nhiệt bệnh độc, sinh ra cảm cúm, sốt nóng, ho, rát cổ, khô miệng…
Nguyên liệu: Mướp hương 250g – Nấm hương tươi 100g, gia vị vừa phải, mướp nạo vỏ, thái miếng, bóp muối ngâm 10 phút.
Cách làm: Nấm hương thái mỏng; mỡ đun nóng già, cho nấm hương vào phi lên, cho mướp vào đảo lên cho đều, sau đó cho thêm muối, đường trắng, đun sôi trong 5 phút, cho mì chính vào, dùng làm thức ăn ăn với cơm.
Lưu ý: Nấm hương giàu dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ rất tốt, nhưng lưu ý mỗi ngày không nên ăn quá 50 g.
Cao Sơn
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.