Đại Kỷ Nguyên

10 thực phẩm nên ăn khi bị sốt virus

Để đẩy lùi cơn sốt virus, các chuyên gia khuyên nên sử dụng các loại thức ăn, đồ uống có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch như nước cam, trà gừng, cháo gà…

1. Nước dừa

Nước dừa có chất điện phân cao, đặc biệt là kali giúp tái tạo cơ thể, chống lại virus gây bệnh.

2. Quế

Quế là loại kháng sinh tự nhiên có thể điều trị cảm lạnh, ho và làm dịu cổ họng. Thêm 2 thìa cà phê bột quế vào 100 ml nước, rồi đun sôi trong 5 phút. Sau đó, lọc lấy nước và uống.

3. Súp/cháo gà

Súp giúp bù nước và phục hồi các chất điện giải bị mất, trong khi gà và rau cung cấp cho cơ thể lượng calo và protein cần thiết. Hơn nữa, súp gà có thể làm dịu cơn đau họng, giảm nôn và tắc nghẽn mũi.

4. Tỏi

Tác dụng làm ấm tự nhiên của tỏi có thể đánh bay những cơn sốt bằng cách kích thích cơ thể tiết nhiều mồ hôi, góp phần loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và đẩy nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe. Thêm vào đó, tỏi còn có công dụng kháng khuẩn, giúp chữa trị viêm nhiễm, đẩy lùi bệnh tật.

5. Trà gừng

Không những làm giảm buồn nôn, gừng còn là một trong chất chống viêm nhiễm, có công dụng chống viêm, cải thiện sức khỏe khi bị sốt.

6. Nước cam

Ngoài cung cấp lượng nước dồi dào, nước ép cam còn chứa nhiều dưỡng chất, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

7. Nho khô

Trong nho khô có chứa nhiều chất phenol, giúp chống oxy hóa và kháng khuẩn. Ngoài ra, nho khô còn giúp bồi bổ cơ thể trong trường hợp bị kiệt sức khi cơn sốt kéo dài dai dẳng.

8. Sữa chua

Sữa chua rất giàu probiotic, có lợi cho đường tiêu hóa, giúp người bị sốt virus giảm nhiệt độ cơ thể rõ rệt, mau hồi phục sức khỏe.

9. Lá bạc hà

Công dụng làm mát của lá bạc hà sẽ giúp hạ thân nhiệt, hấp thu bớt lượng nhiệt dư thừa trong cơ thể.

10. Gạo lức

Gạo lức là một loại probiotic, có nhiều tác động tích cực không chỉ với hệ tiêu hóa mà còn giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể. Do vậy, không nên bỏ qua loại thực phẩm này khi bị sốt cao.

Dấu hiệu của sốt virus

– Sốt cao, thân nhiệt nóng.

– Đau đầu.

– Viêm họng, ho, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục.

– Nôn mửa, nôn khan.

– Khát nước dù uống nước liện tục, miệng đắng, chán ăn.

– Xuất hiện các hạch vùng đầu, cổ, có thể nhìn hoặc sờ thấy được.

– Phát ban sau khi sốt 2-3 ngày, trên da nổi những nốt ban nhỏ li ti.

– Rối loạn đường tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng, nhầy.

Lưu ý

– Uống nhiều nước, ở trẻ còn bú thì phải cho bú đầy đủ.

– Ở trong phòng ấm, mặc quần áo thoáng mát, không để gió lùa, tránh để nhiệt độ phòng quá thấp, thường xuyên lau người bằng nước ấm.

– Không tự dùng kháng sinh hay tự đi truyền dịch vì có thể dẫn đến hỏng niêm mạc mũi, họng.

– Nếu sốt trên 5 ngày hoặc sốt cao trên 39 độ C, dùng thuốc hạ sốt không thấy hạ hoặc xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, buồn nôn thì cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các phòng khám, bệnh viện để điều trị.

– Thực phẩm người sốt virus nên tránh: Trứng, trà, mật ong, rượu bia, nước đá lạnh, đồ cay…

Lan Phương

Exit mobile version