Mỗi dấu hiệu trên cơ thể đều liên quan đến tình hình sức khỏe của bạn, ví như bỗng nhiên thích ăn ngọt, buồn ngủ giữa ban ngày, thích nói một mình… chúng đều có thể báo cho bạn biết thân thể bạn bị bệnh thế nào.
Bạn đừng xem thường 10 tín hiệu sau đây:
1. Mẫn cảm với ánh sáng, tạp âm
Sống trong trạng thái thường xuyên chịu áp lực khiến thần kinh căng thẳng, bộ não luôn bị kích thích cao độ sẽ dễ nhạy cảm với sự vật xung quanh, khi có những thay đổi về ánh sáng hay âm thanh, não bộ lập tức phát tín hiệu cảnh báo.
Kiến nghị: Mỗi ngày hãy bỏ chút thời gian cho bộ não nghỉ ngơi, sau giờ làm hoặc cuối tuần hãy đi dạo hoặc hẹn bạn bè gặp gỡ nói chuyện.
2. Thở gấp, toàn thân tê mỏi
Phải gánh vác những trọng trách nặng nề trong thời gian dài làm nguồn năng lượng cơ thể tiêu hao nhiều, cơ bắp, xương cổ dễ bị triệu trứng đau mỏi, cơ thể dễ thiếu dưỡng khí khiến hơi thở ngắn, gấp.
Kiến nghị: Tạo thói quen thở sâu để nâng cao lượng dưỡng khí của cơ thể, giúp giảm bớt áp lực.
3. Thích lẩm bẩm một mình
Cuộc sống thường xuyên chịu áp lực khiến tâm lý luôn lo lắng, sợ không ai chia sẻ dẫn đến tình trạng quá quan tâm chú ý cách nghĩ và ý kiến của người khác. Nam giới đa số có khuynh hướng độc lập tự giải tỏa áp lực cho mình, nữ giới thường có khuynh hướng nói ra tâm trạng của mình nên dễ thành người hay lải nhải, nói dông dài, thậm chí xuất hiện hiện tượng tự lẩm bẩm một mình.
Kiến nghị: Có thể thỉnh thoảng tắt điện thoại, tránh xa mọi phiền nhiễu để lấy lại tâm thái bình ổn, đây cũng là cách tạm thời giúp mình kéo dãn áp lực.
4. Thích ăn ngọt
Vì cuộc sống áp lực nhiều khiến năng lượng tiêu hao nhiều, lúc này ăn đồ ngọt sẽ làm tâm trạng tốt hơn, ở mức độ nào đó cũng giúp giảm bớt tâm lý lo lắng. Thậm chí còn có thể thành người bạo ăn bạo uống làm kích thích hệ thống tiêu hóa, có thể gây triệu chứng táo bón, tiêu chảy…
Kiến nghị: Dùng trái cây hoặc quả hạch thay cho những đồ ăn vặt khác.
5. Công việc bình thường cũng khó khăn
Áp lực nhiều làm sức chú ý và tốc độ phản ứng của bạn suy giảm, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Lúc này những công việc bình thường nhiều khi cũng làm bạn cảm thấy khó nhọc.
Kiến nghị: Với công việc khó khăn có thể chia giai đoạn thực hiện, hoặc điều chỉnh trình tự công việc theo hướng ưu tiên xử lý những việc bình thường hàng ngày.
6. Ngủ thiếu, ban ngày dễ mệt mỏi
Áp lực sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ dẫn đến mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu, ban ngày dễ mệt mỏi. Giáo sư Friedman của đại học Stanford Mỹ cho biết khi chúng ta nhiều tuổi hơn thì các cơ năng cũng yếu đi, chúng ta có nhu cầu cao hơn về hoàn cảnh khi ngủ.
Kiến nghị: Tắt điện thoại, tạo môi trường lý tưởng nhất có thể cho giấc ngủ, việc vận động vừa phải cũng giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ.
7. Hay đi nhà vệ sinh
Khi tâm trạng chúng ta căng thẳng, thường có phản ứng đi nhà vệ sinh. Nhưng hay đi tiểu đêm không chỉ là do áp lực gây ra, còn có thể là tín hiệu cầu cứu khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa. Lão hóa bàng quang từ 40 tuổi bắt đầu tăng tốc, vì thế từ 50 tuổi bắt đầu xuất hiện tình trạng tiểu đêm nhiều hơn. Phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen suy giảm làm niệu đạo bị suy yếu, sức chịu đựng của bàng quang giảm cũng dẫn đến tiểu nhiều.
Kiến nghị: Thời gian 2 tiếng trước khi ngủ không nên uống nước, trước khi ngủ 4 tiếng không uống nhiều thức uống, nhất là các loại như café hoặc trà…
8. Tay run
Chứng hay run tay, khoa học y khoa gọi là “essential tremor”, khoảng 20% người ngoài 60 tuổi hay có hiện tượng này. Đa số người bị triệu trứng ở mức nhẹ, không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu triệu trứng gây ảnh hưởng trong cuộc sống thường ngày thì cần chú ý, hai tay run cũng có thể là dấu hiệu của bệnh parkinson, cường giáp, bị trúng gió…
Kiến nghị: Nên đi bác sĩ khám để điều trị
9. Răng dài ra
Tiến sĩ John Ke Linen, Viện trưởng Viện Nha khoa đại học Lancashire cho biết, có những người sau tuổi 40 thì răng dài ra, đây là cảnh báo do răng phát ra. Thông thường thì sau 30 tuổi răng người bắt đầu đổi màu, men răng mỏng đi; 40 tuổi răng lợi bắt đầu suy thoái, chân răng lộ ra, độ dài của răng cũng có thể tăng lên khoảng 6 mm. Sức khỏe khoang miệng liên quan toàn bộ hệ thống tiêu hóa, tình trạng khoang miệng không tốt tỷ lệ thuận với xác suất mắc bệnh về tim, cao huyết áp.
Kiến nghị: Không nên chăm sóc răng qua loa, hãy chăm chỉ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ.
10. Giọng nói thay đổi
Xương sụn dây thanh của nam giới khoảng 70 tuổi bắt đầu mỏng hơn làm thay đổi tính ổn định của dây thanh, làm tần số âm thanh cao hơn, vì thế giọng nói có thể trở nên the thé. Còn nữ giới sau mãn kinh vì thiếu estrogen, dây thanh cũng có thể sưng lên làm thanh âm trầm xuống.
Kiến nghị: uống nhiều nước, dùng ít đồ kích thích như chua, cay.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch
Xem thêm:
- Lược không chỉ để chải đầu mà còn dùng trong dưỡng sinh phòng bệnh
- Giải mã bí quyết sống lâu 800 năm của lão Bành Tổ từ góc độ khoa học phương Đông
- Xóa thâm quầng mắt thật đơn giản!
- Tắm cũng cần có kỹ thuật: điều bạn không thể không biết!
- Vì sao tập khí công có thể chữa khỏi bệnh?
- Muốn duy trì sức quyến rũ, hãy mát-xa huyệt Tam âm giao mỗi ngày