Đại Kỷ Nguyên

12 thói quen thường ngày gây hại cho sức khỏe của bạn

Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều thói quen sinh hoạt thoạt đầu tưởng chừng rất hợp vệ sinh, nhưng không ngờ đó lại ẩn chứa những mối nguy hiểm tiềm tàng và là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sức khoẻ.

1. Dùng giấy trắng để gói thực phẩm

(Ảnh: Internet)

Chính vì để giấy có màu trắng, nên các công xưởng giấy trong quá trình sản xuất thường sử dụng rất nhiều thuốc tẩy. Khi thuốc tẩy còn lưu lại trong giấy tiếp xúc với thực phẩm, nó có thể gây ra một loạt các phản ứng hóa học, tạo nên các chất độc hại khiến cho thực phẩm bị ô nhiễm và không còn tốt nữa.

2. Dùng giấy vệ sinh để lau bộ đồ ăn, hoa quả

(Ảnh: Internet)

Theo kết quả kiểm tra chất lượng của cơ quan y tế và an toàn thực phẩm cho thấy, nhiều loại giấy vệ sinh chưa từng trải qua sự khử trùng hoặc chưa được khử trùng hoàn toàn. Do đó trên những loại giấy vệ sinh này có chứa rất nhiều vi khuẩn, chúng rất dễ bám lên những vật dụng được lau. Chỉ có những loại giấy ăn cao cấp đã thông qua quá trình khử trùng nghiêm ngặt mới có thể đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe.

3. Khăn trải bàn ni lông

(Ảnh: Internet)

Mặc dù bàn ăn khi được trải lên những tấm khăn trải bàn bằng ni lông trông sẽ đẹp mắt hơn, nhưng chúng cũng là nơi dễ tích tụ bụi, vi khuẩn, v.v. Hơn nữa có một số tấm trải ni lông có chứa loại nhựa vinyl chloride độc hại. Những đồ thực phẩm cùng dao, nĩa, đũa, thìa… sau một thời gian dài tiếp xúc với khăn trải bàn, sẽ bị ô nhiễm bởi các chất độc hại này, là nguy cơ gây nên nhiều căn bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe.

4. Dùng lồng bàn để che đậy thức ăn

(Ảnh: Internet)

Khi dùng lồng bàn để ngăn chặn ruồi và các loại côn trùng đậu vào thức ăn, mặc dù ruồi không thể bay thẳng vào thức ăn, nhưng vẫn có thể đậu ở phía trên lồng bàn. Do đó chúng vẫn có thể đẻ trứng, và chúng sẽ theo các khe hở của lồng bàn dễ dàng rơi xuống thức ăn và làm ô nhiễm thực phẩm.

5. Dùng khăn để lau nồi, bát, chậu, chén và các bộ đồ ăn khác cùng trái cây

(Ảnh: Internet)

Nhiều người có thói quen dùng khăn khô để lau lại đồ ăn và đồ bếp sau khi rửa hoặc trược khi dùng. Thường những chiếc khăn này được dùng đi dùng lại, do đó có chứa rất nhiều vi khuẩn. Khi lau khô bằng khăn cũng đồng nghĩa với việc khiến đồ ăn và vật dụng thêm ô nhiễm.

6. Dùng rượu để khử trùng bát đũa

(Ảnh: Internet)

Một số người sử dụng rượu trắng để làm sạch bát đũa và nghĩ rằng nó có thể đạt được mục đích khử trùng. Như mọi người đều biết, trong y học người ta sử dụng rượu có nồng độ cồn từ 75% trở lên mới có thể khử trùng các dụng cụ, trong khi đó nồng độ cồn trong rượu trắng thông thường chỉ đạt 56% hoặc đa phần là thấp hơn nhiều. Vì vậy, khi dùng rượu trắng để làm sạch bát đũa căn bản vẫn không thể đạt được mục đích khử trùng.

7. Sử dụng những thức ăn đã bị biến chất sau khi đã đun nóng chúng

(Ảnh: Internet)

Một số bà nội trợ vì muốn tiết kiệm nên đã hâm nóng hoặc dùng nồi áp suất để đun lại một số thực phẩm đã bị biến chất để ăn sau đó. Họ nghĩ rằng như vậy những vi khuẩn đã bị quét sạch. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, khi vi sinh phát triển, có thể có nhiều hoạt chất được sinh ra trên thức ăn. Tại nhiệt độ cao chúng cũng không bị phân hủy, chẳng hạn như chất aflatoxin có thể gây ung thư. Như vậy sẽ gây hại cho cơ thể khi chúng ta ăn vào.

8. Dùng giẻ để lau bàn

(Ảnh: Internet)

Những chiếc giẻ lau chỉ sau một tuần sử dụng sẽ sản sinh ra vô số vi khuẩn nhiều đến mức khiến bạn khó tin. Như vậy, khi dùng khăn lau bàn, trước tiên cần giặt kỹ miếng giẻ rồi hẵng lau. Tốt nhất cứ sau 3 đến 4 ngày lại dùng nước sôi khử trùng lại một lần.

9. Cắt bỏ phần bị thối của hoa quả và tiếp tục ăn

(Ảnh: Internet)

Một số người khi ăn trái cây, nếu gặp phải phần thối đều dùng dao cắt bỏ chỗ hỏng và tiếp tục ăn phần còn lại, cho rằng như thế là an toàn. Trên thực tế, ngay cả những trái cây tuy đã được loại bỏ phần thối đi, nhưng phần còn lại cũng đã bị các vi khuẩn chuyển hoá ít nhiều. Thậm chí còn có cả các vi sinh vật đã bắt đầu sinh sản, trong đó có cả những nấm mốc có thể dẫn đến đột biến gây ung thư trên các tế bào của con người. Như vậy, mặc dù hoa quả chỉ bị thối có một phần, những tốt hơn hết không nên sử dụng phần còn lại.

10. Gấp chăn lại ngay sau khi ngủ dậy

(Ảnh: Internet)

Mỗi ngày một người thải ra lượng lớn mồ hôi, khi ngủ cũng không phải ngoại lệ. Sau khi thức dậy nếu liền gấp chăn gối, mồ hôi bị lưu lại trên chăn và ủ trong đó. Qua thời gian, không chỉ xuất hiện mùi mồ hôi khó chịu gây ảnh hưởng tới sự thoải mái của giấc ngủ, đồng thời còn tạo ra một môi trường sống cho các tác nhân gây bệnh, gây bất lợi đối với cơ thể. Phương pháp tốt nhất đó là, khi ngủ dậy hãy lật ngược chăn lại, để đó chừng 10 phút sau đó mới gập vào. Cố gắng mỗi tuần phơi khô chăn gối dưới ánh nắng trực tiếp một lần.

11. Dùng cùng một loại kem đánh răng trong một thời gian dài

(Ảnh: Internet)

Kem đánh răng có tác dụng ức chế đối với một số vi khuẩn nhất định nào đó. Tuy nhiên, nếu sử dụng kem đánh răng cùng một loại trong một thời gian dài sẽ khiến cho vi khuẩn tồn tại trong răng miệng từ từ thích ứng kháng thuốc. Do đó, kem đánh răng nên được thay thế thường xuyên.

12. Dùng những chiếc đèn huỳnh quang đã bị thải để treo khăn

(Ảnh: Internet)

Bên trong ống đèn huỳnh quang có chứa thủy ngân, phốt pho và một lượng nhỏ amoniac cùng các chất độc hại khác. Một số gia đình thường treo khăn trên những chiếc đèn huỳnh quang không còn sử dụng và cho rằng sạch và hợp vệ sinh. Nhưng ít người biết rằng trong trường hợp môi trường ẩm ướt, những vật chất độc hại ở bên trong ống đèn sẽ dần dần chảy ra ngoài qua các vết nứt nhỏ. Đặc biệt ở nhiệt độ cao, thủy ngân sẽ bị rò rỉ nhiều hơn, có thể làm ô nhiễm khăn tắm, khăn tay, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Nếu những chất có hại này trực tiếp vào mắt người có thể gây mất thị lực, thậm chí mù lòa.

Theo Toments
My My biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version