Đôi khi, cả ngày chúng ta chỉ muốn được chợp mắt dù là một lát, vậy nhưng khi màn đêm buông xuống thì đôi mắt vẫn thao láo, đầu óc lại tỉnh táo trong nhiều giờ. Đã đến lúc cần lấy lại giấc ngủ ngon mà bạn từng có!
Những căng thẳng của cuộc sống hàng ngày khiến bạn mất ngủ hay khó ngủ trở thành hiện tượng phổ biến cho rất nhiều người trong chúng ta. Câu hỏi đặt ra làm sao để ngủ được? Có cách nào đi vào giấc ngủ nhanh? Nếu bạn đã và đang gặp phải vấn đề này, hãy thử các cách để ngủ dễ theo các ý tưởng dưới đây xem sao. Ngoài việc có thể giúp bạn dễ ngủ hơn chúng cũng đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ việc điều bệnh mất ngủ hiêu quả. Đồng thời chú ý hơn việc chăm sóc cơ thể hàng ngày và các biện pháp chăm sóc sức khỏe bản thân để có một cơ thể khỏe mạnh từ bên trong.
1. Ăn thực phẩm giàu magiê
Nghiên cứu cho thấy magiê đóng vai trò quan trọng cho việc có được giấc ngủ ngon ban đêm. Hãy thử ăn các loại thực phẩm giàu magiê như hạt bí ngô, rau cải chíp và củ cải Thụy Sĩ. Hoặc uống ZMA (kết hợp của kẽm và magiê) khoảng nửa giờ trước khi đi ngủ.
2. Có một giấc ngủ ngon lành vào buổi trưa
Một giấc ngủ ngắn từ 10-30 phút vào buổi trưa là điều tốt nhất để đảm bảo cho một giấc ngủ ngon vào ban đêm. Nếu ngủ nhiều vào buổi trưa, chúng ta có khả năng sẽ rơi vào giai đoạn ngủ sâu hơn, và sẽ khiến bạn cảm thấy chếnh choáng sau khi thức dậy.
3. Phòng ngủ để nghỉ ngơi và thư giãn
Đừng biến phòng ngủ thành nơi làm việc với giấy tờ hay con số. Chiếc giường của bạn chỉ nên dành riêng để ngủ và khi bước vào căn phòng, bạn sẽ thấy cảm giác thư giãn, thoải mái.
4. Để nhiệt độ phòng ngủ mát mẻ
Theo một số nghiên cứu, nhiệt độ phòng ngủ từ 20-23 độ C là lý tưởng nhất cho cơ thể. Nhiệt độ nóng quá hay lạnh quá sẽ khiến bạn hay thức giấc và giấc ngủ không sâu. Tuy nhiên bạn cần lắng nghe xem cơ thể mình phù cảm thấy thoải mái nhất ở trong khoảng nào. Khả năng thích hợp với nóng và lạnh của mỗi người khác nhau, nhưng đều không nên để nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá.
5. Tắm nước ấm trước khi lên giường
Tắm nước ấm có thể giúp bạn thư giãn. Ngoài ra, khi nhiệt độ tăng giảm sẽ khiến cơ thể dễ buồn ngủ. Bạn có thể kết hợp với ngâm chân nước ấm, thữ giãn trước khi đi ngủ.
6. Đặt cố định giờ báo thức vào mỗi buổi sáng
Điều này cũng quan trọng không kém việc đi ngủ đúng giờ và cùng một thời điểm trong ngày. Chúng ta nên đặt thời gian báo thức phù hợp và thức dậy đúng giờ, ngay cả vào cuối tuần. Việc đi ngủ và ngủ dậy thất thường có thể dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém.
7. Ngủ bù
Vài đêm trước bạn đã làm việc khuya và ngủ ít? Vậy đêm nay hãy ngủ bù và sau đó nên điều chỉnh về thói quen đã có hằng ngày.
8. Đừng trăn trở
Bạn không tài nào ngủ nổi? Bạn đã nằm trên giường hơn 20 phút mà vẫn tỉnh táo, vậy thì hãy trở dậy, đi ra khỏi giường và thực hiện hoạt động thư giãn như đọc sách hoặc nghe những giai điệu du dương. Nếu bạn cứ nằm ở đó và suy nghĩ về việc không ngủ được, điều này sẽ càng thêm lo âu và bạn lại không ngủ được. Đó chính là một vòng luẩn quẩn.
9. Kiểm tra tủ thuốc
Chắc chắn rằng một vài loại thuốc có thể tác động đến giấc ngủ. Thử kiểm tra xem có viên thuốc nào sẽ là thủ phạm gây nên chứng mất ngủ hay không? Nếu có, vậy thì hãy gặp mặt bác sĩ và nói chuyện về các tác dụng phụ tiềm năng và làm thế nào để đối phó với chúng.
10. Để đồng hồ ra khỏi tầm mắt
Việc xem giờ có thể gây ra căng thẳng hơn và khó rơi vào giấc ngủ. Thêm vào đó, ánh sáng từ các thiết bị điện tử có thể gây rối loạn nhịp sinh học của chúng ra, khiến cơ thể chúng ta lầm tưởng đây vẫn là thời gian để vui chơi hay ăn tiệc.
11. Ngửi mùi hoa oải hương
Mùi hương này thực sự có thể là “thuốc giải độc” cho chứng mất ngủ. Hãy thử đốt nến có mùi thơm của hoa oải hương hoặc ngửi tinh dầu của hoa này để dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ.
12. Giãn cơ và thả lỏng
Hãy thử bắt đầu từ bàn chân, kéo căng và giữ trong vòng 3-5 giây rồi sau đó thả lỏng. Việc này sẽ kéo theo các nhóm cơ trong cơ thể từ bàn chân tới đầu làm việc. Ngoài ra, bạn có thể thực hành thiền định để sẵn sàng cho một giấc ngủ sâu và thoải mái.
13. Sử dụng đèn ngủ hoặc giảm độ sáng
Nên bật đèn ngủ thật dịu nhẹ, như vậy đôi mắt sẽ dịu đi và dễ đi vào giấc ngủ. Ánh sáng mạnh, đặc biệt là “ánh sáng màu xanh” được phát ra từ hầu hết các thiết bị điện tử, có thể góp phần làm rối loạn giấc ngủ.
14. Hít thở không khí trong lành và đón ánh nắng ngoài trời
Tất nhiên, hít thở không khí trong lành sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh và sáng khoái. Tiếp xúc với ánh sáng ban ngày sẽ giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể và thời ngủ. Nếu ban ngày càng tiếp xúc nhiều với ánh nắng, thì ban đêm sẽ càng dễ ngủ.
15. Bổ sung thức uống hay đồ ăn nhẹ ấm áp trước khi ngủ
Theo y học chứng minh, một ly sữa có thể khiến con người dễ đi vào giấc ngủ. Hãy thư giãn bằng việc nhấm nháp một cốc sữa ấm, sô cô la nóng, hoặc trà nóng có thể khiến mí mắt nhíu dần…
Theo Brightside
Thanh Hoa
Xem thêm: Dưỡng sinh bằng giấc ngủ – bí quyết của đại danh y Hoa Đà