Đại Kỷ Nguyên

3 người chết, 1 người nguy kịch sau khi ăn nấm

Sau khi ăn nấm, các thành viên trong một gia đình ở Vị Xuyên, Hà Giang xuất hiện các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, đi ngoài phải đi cấp cứu. 3 trong số 4 thành viên trong gia đình đã tử vong ngay sau đó.

3 người chết, 1 người nguy kịch sau khi ăn nấm

Theo VTV, 4 nạn nhân bị ngộ độc bao gồm: ông Sùng Diêu H. (SN 1966), bà Thào Thị V. (SN 1970), con trai cả là anh Sùng Văn H. (SN 1990) và con dâu thứ 2 là chị Ly Thị P. (SN 1996) trú tại xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Trước đó, ngày 28/3, ông H. có vào rừng hái nấm về nấu cho cả gia đình ăn sáng. Sau khi ăn khoảng 2 giờ đồng hồ, ông H. cùng vợ và con trai, con dâu bắt đầu có các biểu hiện hoa mắt chóng mặt, nôn kèm đau bụng.

Ngay sau đó, người nhà đã đưa 4 bệnh nhân xuống Bệnh viên đa khoa tỉnh Hà Giang cấp cứu. Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc đã tiến hành sơ cứu và dùng các thuốc chống đào thải.

Do chất độc quá nặng không thể cứu chữa được nên trong 2 ngày 31/3 và 1/4 anh Sùng Văn Hoàng (con trai ông Hồng) và bà Thào Thị Vá (vợ ông Hồng) đã tử vong. Đến 17 giờ ngày 2/4, chị Ly Thị Pà (con dâu ông Hồng) đã tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, theo Báo Công An Tp.HCM.

Hiện ông Sùng Diêu Hồng cũng trong tình trạng nguy kịch đang được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh nhân ngộ độc nấm đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang (ảnh: Thanh Niên).
Ngộ độc nấm xảy ra khi ăn các nấm mọc hoang dại, thường vào mùa xuân và hè và ở các vùng rừng núi.

Theo VnExpress, PGS.TS Hoàng Công Minh – nguyên chủ nhiệm bộ môn Độc học, Trung tâm Phòng chống nhiễm độc – Học viện Quân y, cho biết ở Việt Nam có khoảng 50 – 100 loài nấm độc khác nhau. So với các loại ngộ độc khác thì ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về số ca, nhưng tỷ lệ tử vong rất cao.

Ngộ độc nấm gồm có biểu hiện sớm và muộn. Biểu hiện sớm thường xuất hiện sau khi ăn từ 30 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ và biểu hiện muộn xuất hiện sau khi ăn từ 6-40 giờ, trung bình 12 giờ. Mức độ ngộ độc tùy thuộc vào các loại nấm.

Dấu hiệu ngộ độc thường xuất hiện sau khi ăn nấm 20-30′. Nạn nhân thấy nôn nao, khó chịu, có khi đau bụng dữ dội hoặc nôn ra máu, đi ngoài nhiều lần, phân có mùi hôi tanh; người mệt nhừ, lạnh toát, có khi nổi mẩn đỏ; nếu nặng thì co giật, hôn mê. Các triệu chứng xuất hiện càng chậm thì mức ngộ độc càng nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng, theo Sức Khỏe & Đời Sống.

3 người chết, 1 người nguy kịch sau khi ăn nấm

Khi có người có biểu hiện ngộ độc nấm cần nhanh chóng gây nôn (bằng biện pháp cơ học): Trong vòng vài giờ sau ăn nấm (tốt nhất trong giờ đầu tiên) nếu bệnh nhân là người trên 2 tuổi, tỉnh táo, chưa nôn nhiều. Cho bệnh nhân uống nước và gây nôn.

– Uống than hoạt: Liều 1g/kg cân nặng người bệnh. Cho người bệnh uống đủ nước, tốt nhất là dùng oresol. Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

– Nếu người bệnh hôn mê, co giật: Cho người bệnh nằm nghiêng. Nếu người bệnh thở yếu, ngừng thở: Hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu có tại chỗ. Khi đã được điều trị tại cơ sở y tế không tự về nhà trong 1-2 ngày đầu kể cả khi các biểu hiện ngộ độc ban đầu đã hết.

Ngộ độc nấm loại biểu hiện muộn cần được điều trị tại các cơ sở y tế có phương tiện hồi sức tích cực tốt (thường tuyến tỉnh trở lên).

3 người chết, 1 người nguy kịch sau khi ăn nấm

Các dấu hiệu nhận diện nấm độc:

– Nấm có đủ mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc thường là nấm độc.

– Bên trong thân cây nấm màu hồng nhạt, mũ nấm màu đỏ có vảy trắng, sợi nấm phát sáng trong đêm là nấm độc.

– Bộ phận độc nằm trong toàn bộ thể quả nấm (mũ, phiến, vòng, cuống, bao gốc nấm). Độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm, trong môi trường đất đai, khí hậu.

Không chỉ các loại nấm độc mới có thể gây ra ngộ độc. Một số loại nấm không độc thường dùng làm thực phẩm cũng có thể sản sinh ra chất độc nếu để quá lâu hay làm dập, nát. Vì thế, mọi người cần hết sức thận trọng khi dùng nấm làm thực phẩm.

H.H

Exit mobile version