Theo Đông y, vùng bàn chân có rất nhiều huyệt vị, mỗi huyệt vị lại liên quan đến các hoạt động khác nhau trong cơ thể. Bài tập kiễng chân mỗi ngày giúp đẩy lùi mệt mỏi, căng thẳng, lưu thông khí huyết, chống trầm cảm…

Đôi bàn chân giữ vai trò quan trọng, chịu trọng lực toàn bộ cơ thể. Từ thời xa xưa con người đã hình thành thói quen ngâm chân bằng nước ấm mỗi tối để giữ gìn đôi bàn chân khỏe mạnh.

Trên thực tế bàn chân chứa rất nhiều huyệt đạo liên quan đến các bộ phận trong cơ thể, do đó các chuyên gia Đông y cho rằng, biện pháp kiễng gót chân có thể mang lại lợi ích tuyệt vời.

Động tác kiễng chân có tác dụng bảo vệ sức khỏe của tim, phổi, tinh thần tâm trí trở nên thông suốt, hòa ái…

Ảnh: alobacsi.com

Chỉ 3 phút kiễng chân mỗi ngày có thể đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe dưới đây:

Giúp trí óc minh mẫn, sáng suốt

Khi cuộc sống và công việc có nhịp độ quá nhanh sẽ làm cho các dây thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng, áp lực, khi thấy bồn chồn khó chịu trong người… Lúc này kiễng gót chân vào lúc này giúp bạn giải tỏa căng thẳng, giảm cường độ làm việc của hệ thần kinh.

Căn cứ vào phương pháp định vị ba chiều, vị trí gót chân sẽ tương đương với đại não của con người, vì thế việc kích thích gót chân có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu não, khí huyết lưu thông tốt hơn.

Đối với những người làm việc quá áp lực hoặc học sinh phải học, thi cử căng thẳng sẽ có cảm giác trí óc không đủ khả năng để tập trung.

Khi ở trạng thái trên, dành vài phút để đứng dậy và kiễng gót chân sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, đánh thức thần kinh não để đầu óc sáng suốt và minh mẫn hơn.

Lưu thông máu, giảm sưng phù, tê chân

Khi chúng ta phải đứng hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế sẽ gây ra chứng mỏi chân, sưng phù hoặc tê chân. Lúc này hãy thực hành động tác kiễng chân để có thể lưu thông khí huyết và đánh thức hệ thần kinh.

Đặc biệt, tập kiễng chân một thời gian cũng sẽ giảm được bệnh thiếu máu lên não, ngồi xuống đứng dậy đột ngột bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai.

Ngăn ngừa và điều trị đột quỵ, dưỡng tim

Ảnh: Jadovie.ed

Đột quỵ là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi do thiếu máu lên não, khí huyết lưu thông kém hoặc xuất huyết não. Do đó, những người thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu nên chú ý kiễng gót chân để tăng cường hiệu quả hồi phục bệnh.

Tăng kích cỡ vòng 1

Khi kiễng chân lên hạ chân xuống sẽ tác động lên tỳ kinh cùng gan kinh giúp điều chỉnh tâm thái, giảm cảm giác tức ngực. Nếu tập động tác này thường xuyên sẽ giúp ăn ngon giảm đau ngực. Phụ nữ ngực nhỏ tập động tác này cũng góp phần làm tăng kích cỡ vòng 1.

Tăng cường sức chịu đựng cho cơ thể

Động tác kiễng chân còn kích thích lá lách và gan từ đó điều chỉnh chất béo trong cơ thể giúp cho thân hình thon gọn. Nó còn giúp tăng cường sức chịu đựng của cơ thể, tăng cường chức năng vận động.

Giảm táo bón, phòng bệnh trĩ

Khi kiễng chân, làm tăng các hoạt động co bóp của hậu môn, giúp bệnh nhân táo bón cải thiện tình trạng bệnh, thông ruột, dạ dày. Khi tập nếu kết hợp với co thắt cơ hậu môn thì hiệu quả càng nhanh chóng rõ ràng.

Người bị bệnh trĩ nên tập thường xuyên để hậu môn làm việc có quy luật, làm giảm bệnh trĩ.

Giảm bệnh bí tiểu, tiểu không hết

Theo y học cổ truyền, bệnh liên quan đến tiết niệu, bàng quang và tuyến tiền liệt đa phần xuất phát từ việc khí huyết không lưu thông tốt.

Gót chân là điểm đại diện thần kinh điều khiển của bàng quang, khi mát xa hay kiễng chân có thể giúp cho người bị các bệnh về bài tiết giảm triệu chứng bệnh đáng kể.

Kích thích thần kinh não bộ

Việc kích thích gót chân có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu não, khí huyết lưu thông tốt hơn.

Khi phải làm việc quá áp lực, học sinh phải học hành nhiều sẽ có cảm giác “bất lực” trí óc giống như muốn làm việc tốt hơn nhưng não không đủ khả năng để đáp ứng… Những lúc như vậy nếu đứng dậy và kiễng gót chân sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, đánh thức thần kinh não, đầu óc sáng suốt và minh mẫn hơn.

Chống trầm cảm

Ảnh: hellobacsi.com

Ngày nay, trầm cảm đã được xem là một loại bệnh nguy hiểm có tỉ lệ người mắc bệnh tăng lên nhanh chóng.

Mặc dù trầm cảm không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng lại gây phiền toái tới tinh thần và giảm chất lượng sống của người bệnh.

Kiễng chân giúp bạn lấy lại tinh thần, bổ sung kịp thời khí huyết lên não, giải tỏa căng thẳng, chống trầm cảm.

Các bước thực hiện động tác kiễng chân:

Bước 1: Hai gót chân cùng đồng thời nâng lên khỏi mặt đất, hai bàn tay đặt nhẹ sau eo, người thẳng, ngực hơi ưỡn ra, bụng hóp lại, đồng thời hít không khí vào.

Bước 2: Phần cơ bắp ở lưng buông lỏng, gót chân nhẹ nhàng hạ xuống: Hạ xuống, nhưng cũng không hoàn toàn đặt hẳn cả bàn chân xuống mặt đất, đồng thời thở ra.

Bước 3: Làm lại 7 lần. Trở lại tư thế dự bị, khi gót chân đặt xuống đất cần khống chế cùng độ nhanh chậm, khi đặt xuống cần thật nhẹ nhàng, như thế sẽ làm giảm áp lực lên cột sống, giống như một phương pháp dưỡng sinh thời cổ đại gọi là “Chấn tủy pháp”.

Đối với người bận rộn cũng có thể tập ngay tại văn phòng. Kiên trì thực hiện kiễng chân mỗi ngày cũng không phải là việc dễ dàng, nhưng nếu trường kỳ thực hiện sẽ điều dưỡng và giúp bình ổn khí huyết âm dương, bổ thận, kiện tỳ, mang lại hiệu quả rất lớn.

Phương Nam

Từ Khóa: