Đại Kỷ Nguyên

4 bộ phận của gà tốt nhất không nên cho trẻ ăn

Thịt gà là thực phẩm phổ biến và giàu chất dinh dưỡng, thường được các phụ huynh chọn dùng cho con. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của gà cũng tốt cho sức khỏe của bé.

Thịt gà chứa lượng lớn protein, đây là nhóm c chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Protein là chất chính tạo thành cấu trúc của tế bào và ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng, chiều cao và trí não.

Nếu thiếu hụt protein dẫn đến hàng loạt các tác động nguy hiểm như suy dinh dưỡng, cơ thể tăng trưởng chậm chạp, làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến chúng ta mệt mỏi trong việc lao động, học tập hàng ngày.

Thịt gà là món ăn yêu thích của trẻ, được nhiều phụ huynh lựa chọn vì nó mang lại nhiều chất dinh dưỡng. (Ảnh: Vietnamfoods)

Vitamin B6 có nhiều trong thịt gà. Đây là loại vitamin giúp quá trình trao đổi diễn ra thuận lợi, cơ thể hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn, rất có lợi cho sự phát triển cân nặng, chiều cao của cơ thể.

Tuy nhiên một vài bộ phận của gà có tồn trữ chất độc hại do cơ chế bài tiết của cơ thể gà, do đó hạn chế cho trẻ ăn những bộ phận như:

1. Cổ gà

Cổ gà có ít thịt nhưng tập trung rất nhiều mạch máu và tuyến dịch bạch huyết. Một số tuyến bạch huyết giải độc đều tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà. Trong những tuyến này có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi tồn tại. Vì vậy, khi ăn thịt cổ gà nên bóc bỏ lớp da và không nên ăn nhiều. Đặc biệt, tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ngậm hay ăn thịt cổ gà sẽ gây độc cho cơ thể.

Khi cho trẻ ăn thịt gà, các mẹ nên chọn loại thịt trắng ở ức và lườn. Bởi chúng rất tốt cho sức khỏe và cung cấp lượng đạm, vitamin giúp cơ thể trẻ phát triển. (Ảnh: youtube.com)

2. Da gà

Da gà rất ngon và ngậy, rất được các bé ưa thích. Tuy nhiên, da gà chứa lượng cholesterol cao cũng lại rất dễ nhiễm khuẩn gây hại cho sức khỏe. Trẻ có thể bị ho, dị ứng, ngứa ngáy khi ăn da gà vì theo Đông y ăn da gà dễ sinh phong. Do đó, không nên ăn da gà nhất là các em bé.

3. Nội tạng

Hàm lượng cholesterol trong nội tạng gà rất cao. Đồng thời, nội tạng cũng là bộ phận dễ nhiễm virus, ký sinh trùng và vi khuẩn.

Theo bác sỹ Nguyễn Trọng Hưng – Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng và Tiết chế – Viện dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo: “Gan gà là bộ phận có nhiều dinh dưỡng nhất trong nội tạng nhưng đây cũng là nơi chứa mầm bệnh, tích lũy nhiều kim loại nặng. Do vậy, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ không nên ăn nội tạng của gà”,

4. Phao câu

Nhiều trẻ thích ăn phao câu chỉ vì nó béo ngậy. Nhưng ít ai biết rằng, phao câu gà là bộ phận độc hại nhất trong cơ thể gà. Phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn đọng ở đây sẽ là mầm mống gây nhiều bệnh như béo phì, rối loạn mỡ máu, thậm chí phao câu gà có chứa tế bào ung thư. Nên không cho trẻ ăn.

Chỉ nên cho trẻ ăn đùi gà 1 lần/tuần – Chia sẻ của bác sỹ Hưng. (Ảnh: homnayangi.vn)

Trên trang khampha, TS BS Nguyễn Trọng Hưng, Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng và Tiết chế – Viện dinh dưỡng Quốc gia từng có lời khuyên:

Khi cho trẻ ăn thịt gà, các mẹ nên chọn loại thịt trắng ở ức và lườn. Bởi chúng rất tốt cho sức khỏe và cung cấp lượng đạm, vitamin giúp cơ thể trẻ phát triển. Rất nhiều mẹ cho trẻ ăn phần thịt đùi nhưng theo tôi không nên cho trẻ ăn nhiều vì đó là thịt đen, chứa rất nhiều chất béo. Chỉ cho trẻ ăn phần thịt đùi 1 lần/tuần.

Các mẹ nên đa dạng thực phẩm trong những bữa ăn hằng ngày của trẻ. Tùy thuộc vào độ tuổi mà cho trẻ ăn với mức độ tương ứng. Khi trẻ từ 7-8 tháng tuổi trở lên có thể cho trẻ ăn dặm thịt gà. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ đã khá hoàn chỉnh hơn, trẻ có thể làm quen và hấp thụ protein dễ dàng. Tuy nhiên, khi trẻ ăn được cá, tôm thì phải giảm lượng thịt xuống”.

Chi Mai

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version