Đại Kỷ Nguyên

4 bước đơn giản để tầm soát ung thư vú tại nhà

Ung thư vú có tỉ lệ tử vong hàng đầu trong những loại bệnh ung thư ở phụ nữ. Tuy nhiên hiện nay bệnh lý này có thể điều trị hiệu quả và tỉ lệ sống sau 5 năm ngày càng được cải thiện với việc phát hiện và điều trị sớm.

Ung thư vú có các yếu tố nguy cơ bao gồm: gia đình có mẹ hoặc chị bị ung thư vú, phụ nữ 35 – 50 tuổi chưa bao giờ sinh đẻ, người có con đầu lòng sau 30 tuổi, người uống nhiều rượu, hút thuốc lá và béo phì cũng dễ mắc bệnh này.

Một trong những kỹ năng quan trọng mà chị em phụ nữ nên biết là kỹ năng tự khám tuyến vú. Ở những nước phát triển, kỹ năng này được phổ biến rộng rãi và được xem như là kiến thức y học thường thức. Thực hiện việc này đều đặn hàng tháng, chị em sẽ làm thuần thục và quen thuộc với tuyến vú của mình.

Chị em cần trang bị kỹ năng tự khám tuyến vú. (Ảnh: Pinterest)

Không ai hiểu rõ cơ thể mình bằng chính bản thân nên chị em phụ nữ sẽ là những người đầu tiên phát hiện ra khi có những bất thường của tuyến vú. Điều này rất ý nghĩa trong việc chẩn đoán sớm bệnh lý tuyến vú, nhất là tránh việc nhập viện quá trễ khi có biến chứng nặng như di căn… Lúc này, tỉ lệ điều trị khỏi ung thư tuyến vú chỉ là 40% so với 85% nếu phát hiện sớm. Như vậy, cần lưu ý một số điểm tự khám tuyến vú sau:

1. Thời điểm tự khám tuyến vú là sau khi sạch kinh. Tuyến vú là cơ quan sinh dục thứ cấp nên cũng chịu ảnh hưởng của các nội tiết tố nữ theo chu kỳ kinh nguyệt. Sau khi sạch kinh, tuyến vú mềm mại và dễ dàng cho chị em tầm soát các bất thường

2. Hãy khám cùng thời điểm mỗi tháng

3. Duy trì hàng tháng: từ 20 tuổi cho tới sau khi mãn kinh

4. Không tự khám quá nhiều lần trong một tháng

Dưới đây là 4 bước tự khám tuyến vú

Chuẩn bị: Cởi áo đứng hoặc ngồi trước gương

Bước 1 : Hai tay xuôi theo thân người. Quan sát hình dạng, kích thước, màu da hai bên xem có bất thường không. Núm vú có bị lệch hay có chảy dịch? Quan sát hõm nách hai bên có u cục gì không?

Bước 2: Hai tay đưa lên đầu. Lặp lại việc quan sát như trên

Ảnh: setare.com

Bước 3: Nằm xuống. Kê gối dưới vai. Tay trái ra sau đầu. Dùng tay phải khám tuyến vú bên trái. Chụm các ngón tay lại dùng phần phẳng của ngón tay để cảm nhận các tổ chức của vú. Bắt đầu từ nền xương ấn nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, day tròn các ngón tay chụm tìm kiếm khối u hoặc mảng dày cứng hay bất thường nào không. Lưu ý chị em không nên bóp vì sẽ không tìm được bất thường và sẽ nhầm với mô tuyến vú bình thường

Di chuyển từng phần nhỏ theo cách day tròn và di chuyển hết ngực trái theo một trong ba cách sau:

Khám di chuyển từng phần nhỏ.

Sau cùng, di chuyển tay phải sang hõm nách trái và vùng trên dưới xương đòn trái để tìm xem có hạch hay không. Tiếp tục đổi sang bên đối diện.

Bước 4: Đứng dậy, dùng tay này khám tuyến vú bên kia. Lặp lại thao tác như lúc nằm. Bước này nếu thực hiện lúc đang tắm hoặc dùng với ít lotion cho trơn là tốt nhất.

Ghi nhận lại kết quả khám và ngày khám vào lịch. Tháng sau cũng lặp lại như vậy.

Nếu chị em tìm thấy khối u, hoặc mảng cứng bất thường, da dày, da đổi màu, chảy dịch bất thường ở núm vú hoặc hạch… hãy:

Với bốn bước đơn giản này, chị em sẽ dễ dàng phát hiện ra những bất thường tuyến vú sớm, từ đó có thái độ xử trí và điều trị thích hợp.

BS Lê Lan

Exit mobile version