Đổ mồ hôi là phương thức để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Khi nắng nóng hoặc hoạt động, cơ thể sẽ điều tiết giảm nhiệt xuống mức bình thường bằng cách bốc hơi mồ hôi. Tuy nhiên, đổ mồ hôi quá nhiều không phải là một điều tốt.
Theo quan điểm của Y học cổ truyền, mồ hôi là sản phẩm chuyển hóa của tân dịch, máu và mồ hôi là cùng nguồn, do đó đổ mồ hôi quá nhiều làm hao khí, tổn thương tân dịch và làm tổn tâm huyết. Đặc biệt đối với những người lớn tuổi, thường có triệu chứng đổ mồ hôi vào mùa hè, lúc này càng cần cẩn trọng chú ý hơn.
1. Lòng bàn tay, bàn chân ra mồ hôi nhiều
Bình thường lòng bàn tay dễ đổ mồ hôi, mồ hôi chân, mồ hôi nách cũng ra tương đối nhiều. Thương hàn minh lý luận chỉ ra rằng: “Đa phần do tỳ vị thấp chưng, mà biểu hiện bên ngoài là mồ hôi ở chân tay”.
Loại đổ mồ hôi này nói chung là biểu hiện của Tỳ Vị, Đại tràng không ổn. Nếu đi kèm với khô miệng, sưng nướu, bạn có thể dùng thanh vị nhiệt là Ngưu hoàng thanh vị hoàn ( Ngưu hoàng, Đại hoàng, Cúc hoa, Mạch đông, Bạc hà, Thạch cao, Chi tử, Huyền sâm, Phan tả diệp, Hoàng cầm, Cam thảo, Cát cánh, Hoàng bá, Liên kiều, Khiên ngưu tử, Chỉ thực, Băng phiến).
Nếu kèm theo chướng đầy đau bụng, đại tiện không thông, thường thuộc về nhiệt chứng trong ruột có tích phân tiện, có thể dùng thuốc thông tiện. Ngoài ra, cũng có một số phương pháp dùng ngoài, chẳng hạn như sử dụng phèn trắng hoặc Cát căn sắc nước ngâm chân, hoặc dùng Hoàng kỳ, Phòng phong sắc nước để rửa tay, lâu dần, cũng có cải thiện nhất định.
2. Đầu và mặt ra mồ hôi nhiều
Người già và phụ nữ cơ thể hư nhược sau khi sinh con sẽ có tình trạng ra mồ hôi đầu quá nhiều, chủ yếu là thuộc về khí hư. Đổ mồ hôi trên đỉnh đầu, nên tư thận thanh phế, có thể dùng Mạch đông… hãm nước uống; ăn chút cháo gạo nếp Bách hợp, có thể nhuận phế cầm mồ hôi.
Nếu mỗi khi ăn cơm, thì mồ hôi đầu đầm đìa, cơ thể sẽ nóng. Loại này cần tả vị hỏa làm chủ yếu, đồng thời chú ý không ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ, ăn nhiều rau quả tươi và ăn thanh đạm. Cũng có người do thấp khí quá nặng, phần trán rất hay đổ mồ hôi, bình thường nên ăn nhiều thực phẩm lợi thủy bài thấp, như Ý dĩ, Sơn dược, khoai lang, bí đao.
3. Ban ngày hễ động là vã mồ hôi
Ban ngày không hoạt động hoặc hoạt động nhẹ nhàng, là đổ mồ hôi không dứt. Những người này thường cơ thể hư nhược, giọng nói yếu, kém ăn và dễ bị cảm mạo. Y học cổ truyền cho rằng đó là biểu hiện của khí hư. Trong ăn uống nên ăn nhiều Hoài sơn, sữa đậu nành, thịt bò và thịt dê, đậu cove, hạt dẻ, quả óc chó,… cũng có thể dùng Đảng sâm hoặc Hoàng kỳ hầm gà để bổ ích cơ thể, hoãn giải khí hư. Còn có thể thông qua vận động tăng cường thể lực, bằng những động tác thư giãn nhẹ nhàng, động tĩnh kết hợp, như luyện tập 5 bài Công Pháp của Pháp Luân Công… Món canh Hoàng kỳ Hồng táo: Hoàng kỳ 30g, Hồng táo 20 quả, thịt lợn nạc 100g, nấu nước dùng, thích hợp cho khí hư bất cố mà dẫn tới tự hãn.
4. Nhiều mồ hôi vào giữa đêm
Tình trạng này phổ biến hơn ở những người trung niên khoảng 50 tuổi và người già trên 65 tuổi. Sau khi ngủ, vào giữa đêm hoặc lúc rạng sáng, đổ mồ hôi ở ngực, lưng, đùi, v.v., lượng mồ hôi ra tương đối nhiều, ngủ thì ra, tỉnh ngủ thì dừng, Đông y gọi là “đạo hãn”. Những người này thường có đặc điểm là bị mất ngủ, lòng bàn tay bàn chân nóng, buồn bã, đỏ mặt, khô họng, v.v., chủ yếu là do thận âm hư mà can hỏa vượng dẫn tới.
Kiêng ăn thức ăn cay nóng động hỏa, không uống rượu đồng thời ăn nhiều rau tươi hơn, chú ý làm việc kết hợp nghỉ ngơi hợp lý. Mền, giường chiếu, đồ ngủ, v.v … nên được giặt và phơi khô thường xuyên để giữ cho chúng khô ráo, nên tắm thường xuyên để giảm kích ứng mồ hôi trên da. Ngoài ra, bệnh hạ đường huyết, cường giáp, tiểu đường và các bệnh khác cũng có thể gây ra mồ hôi quá nhiều, nên được điều trị kịp thời tại bệnh viện.
Liên Hoa
Theo health.sina.com.cn