Bệnh loãng xương là căn bệnh “thầm lặng”, mỗi ngày sẽ lấy dần canxi trong cơ thể mà không có triệu chứng gì đặc biệt nên rất khó phát hiện. Nếu tình trạng loãng xương kéo dài không được chữa trị có thể khiến việc thoái hóa khớp thêm nặng nề.
Bệnh loãng xương trong giai đoạn đầu thường không có triệu chứng gì đặc biệt nên rất khó để nhận ra. Tuy nhiên, nếu mọi người thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu dưới đây cần đi khám ngay.
1. Gãy xương dù lực tác động rất nhỏ
Nếu va phải một vật thể nhỏ hoặc ngã từ khoảng cách ngắn dẫn tới gãy xương. Đó có thể đó là dấu hiệu của chứng loãng xương.
2. Đau nhức xương, khớp không rõ lý do
Thường xuyên bị đau xương hoặc khớp không rõ lý do, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo xương không đủ khỏe chống chịu trọng lượng cơ thể.
Biểu hiện là người bệnh thường xuyên đau nhức tại các đầu xương, luôn cảm thấy buồn bực, khó chịu trong các ống xương dài, đau như châm chích toàn thân và chủ yếu về đêm.
3. Giảm chiều cao hoặc cụp lưng
Chứng loãng xương có thể gây giảm chiều cao do các đĩa đệm giữa các đốt sống ở xương sống bị mất nước và ép lại.
Bên cạnh đó, khi xương sống bị lão hóa, nó có thể bị cong do các đốt sống sụp xuống. Việc mất cơ bắp ở phần thân cũng có thể góp phần gây ra tư thế cụp lưng.
4. Người có khung nhỏ hoặc thân hình mỏng
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thân hình mỏng manh có khả năng bị loãng xương từ khi còn trẻ. Xương sẽ ngừng phát triển trong giai đoạn từ 20-25 tuổi, và từ 30-40 tuổi sẽ xảy ra hiện tượng mất xương.
Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân và yếu tố khác làm tăng quá trình tổn thương xương:
– Chế độ ăn uống quá ít canxi, đạm.
– Lười hoạt động.
– Nghiện rượu, bia, thuốc lá, cà phê.
– Sử dụng thuốc corticosteroid (dexa) hàng ngày trong thời gian hơn 3 tháng.
– Bị các bệnh lý về khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp.
– Bị bệnh thận mạn tính dẫn tới tăng đào thải canxi, bệnh đường tiêu hóa mạn tính gây giảm hấp thu canxi và vitamin D.
– Cường tuyến cận giáp, thiểu năng sinh dục.
– Rối loạn hóoc-môn.
Phần lớn trường hợp được chẩn đoán khi bệnh đã nặng hoặc có biến chứng gãy xương. Việc điều trị lúc này chủ yếu là để giảm sự tiến triển của bệnh và điều trị hậu quả do loãng xương gây ra nên vừa kéo dài vừa tốn kém.Do đó, việc phát hiện sớm tình trạng loãng xương và chủ động phòng ngừa là vô cùng quan trọng.
Để ngăn ngừa loãng xương, cơ thể cần được cung cấp đủ canxi, có nhiều trong hải sản, trứng, sữa và chế phẩm từ sữa, bông cải xanh… Rau quả giàu magie và kali như cải xoăn, cải thìa, rau bó xôi… có tác dụng tốt trong việc việc tạo một khung xương vững chắc.
Lan Phương