Điều trị ung thư vẫn đang là vấn đề nhức nhối đối với giới y khoa. Do đó, việc thiết lập một liệu trình toàn diện cho bệnh nhân với sự phối hợp giữa Đông y và Tây y là cần thiết để đạt được hiệu quả tối đa. Vậy nên có cái nhìn thế nào về vai trò của y học cổ truyền trong lĩnh vực này?
So với phẫu thuật, xạ trị, hóa trị của Tây y, thì việc sử dụng Đông y trên thực tế mỗi bên đều có lợi hại riêng. Vận dụng được thích đáng, có thể lấy sở trường để bù sở đoản, hiệu quả nâng cao gấp bội, đôi lúc còn có thể xuất hiện kỳ tích. Vận dụng không tốt, có thể dẫn tới bệnh tình nặng thêm, thậm chí tử vong càng nhanh.
Giáo sư Lý Trung, trưởng khoa, chuyên gia ung bướu Đại học Trung y dược Bắc Kinh cho biết, nhiều năm trở lại đây, đã tiếp xúc lượng lớn bệnh nhân ung thư, rất nhiều bài học giáo huấn đau thương làm chúng ta cảm nhận sâu sắc một cách có trách nhiệm phải hướng tới từng hơi thở của bệnh nhân ung thư, dẫn dắt họ đi ra khỏi sự hiểu lầm trong nhận thức về điều trị ung thư bằng Đông y.
1. Phẫu thuật và hóa trị, xạ trị tác dụng phụ độc hại quá lớn, chỉ dùng Đông y điều trị là được rồi?
Có người nói: “Tôi không làm phẫu thuật và hóa xạ trị, tôi chỉ uống thuốc Đông y để điều chỉnh”. Thực ra, bệnh nhân này kỳ vọng quá cao vào điều trị bằng Đông y, hi vọng chỉ đơn thuần thông qua phương pháp điều trị này làm cho ung bướu hoãn giải. Kỳ thực, trị liệu bằng Đông y là thông qua điều động chức năng miễn dịch của cơ thể, từ đó khởi tác dụng tiêu diệt, ức chế tế bào ung thư. Đối với những bệnh nhân tuổi tác tương đối lớn, thể trạng bình thường tương đối kém, phân hóa tế bào tương đối rõ ràng, ung bướu tiến triển chậm, đã từng kinh qua nhiều phương pháp trị liệu, có thể cho đơn thuần điều trị bằng Đông y.
Nhưng Đông y trong tiêu trừ u cục, tiêu diệt tế bào ung thư, năng lực không bằng phẫu thuật và hóa xạ trị. Do đó khi cơ thể trên cơ sở có thể chịu đựng, tiếp nhận được, nên tuân theo sắp xếp của bác sĩ chuyên khoa, lựa chọn phẫu thuật hoặc hóa xạ trị. Theo chúng tôi quan sát, thông qua Đông dược mà kiện tỳ hòa vị, phối hợp hóa trị, bệnh nhân thông thường đều có thể chịu đựng được hết liệu trình hóa trị. Mặt khác, Đông dược còn có tác dụng nâng cao hiệu quả của hóa trị nhất định. Trên thực tế lâm sàng, vẫn là kiến nghị bệnh nhân để bác sĩ chuyên khoa kết hợp bệnh tình, chế định một phương án điều trị thích hợp nhất. Đông Tây y kết hợp điều trị không có mâu thuẫn, trên một mức độ nhất định có tác dụng hiệp đồng, không nên hoàn toàn phân khai tách rời chỉ chọn một thứ.
2. Chỉ có ung bướu giai đoạn muộn mới thích hợp dùng Đông y dược trị liệu?
“Bạn đã đến ung bướu giai đoạn cuối rồi, chúng tôi không có biện pháp nào tốt cả, hãy tìm Đông y mà khám xem”. Đây là câu mà bệnh nhân ung bướu giai đoạn muộn thường hay được nghe khi khám tại bệnh viện Tây y. Thế là, một bộ phận bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ôm tia hy vọng cuối cùng mà đến bệnh viện Đông y. Những bệnh nhân này thường trải qua thủ thuật, xạ trị và nhiều loại phương án, nhiều liệu trình hóa trị, cuối cùng xuất hiện toàn thân nhiều nơi di căn, thể trạng kém, chức năng miễn dịch giảm, thậm chí xuất hiện vàng da, cổ trướng cho đến đa cơ quan suy kiệt. Đối với bệnh nhân ung thư thời kỳ muộn, thông qua Đông dược điều chỉnh trên một mức độ nhất định có thể giảm nhẹ đau khổ cho bệnh nhân, kéo dài thời gian sống.
Tuy nhiên, bệnh nhân thời kỳ sớm nếu kịp thời tiếp nhận điều trị bằng Đông y, thường có thể khởi được tác dụng ‘sự bán công bội’ (hiệu quả thần kỳ). Mọi người đều biết, ung bướu tái phát di căn sau phẫu thuật, thường phát sinh trong 2 năm đầu sau phẫu thuật, tùy theo thời gian kéo dài mà tỉ lệ tái phát di căn có thể dần dần hạ thấp. Do đó, sau phẫu thuật điều trị lấy Đông y ‘phù chính bồi bản’ là chủ yếu, có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, xúc tiến chức năng tạng phủ hồi phục, làm cho tế bào ung thư không có đất mà tái sinh, từ đó phòng ngừa hữu hiệu ung bướu tái phát và di căn. Ngoài ra, ung bướu là 1 loại bệnh có tính toàn thân, không nên chỉ chú ý điều trị cục bộ và điều trị ngắn hạn, cần ngăn chặn tiêu diệt tận gốc ‘tro tàn lại cháy’, cần phải kiên trì 2 – 3 năm điều chỉnh bằng Đông dược, thay đổi môi trường hoàn cảnh thích hợp cho ung bướu phát triển.
3. Không có chủ kiến điều trị, mù quáng tin những bài thuốc không có cơ sở
Trong dân gian xác thực đã lưu truyền không ít bài thuốc phương thuốc, trong đó có một số là trí huệ được kết tinh của quần chúng trong trường kỳ phòng chống bệnh tật, chúng đa số đều là nguyên liệu dễ tìm, chế tác giản tiện, bệnh nhân rất thích sử dụng. Nhưng mà cũng có một bộ phận bài thuốc phương thuốc lưu truyền, là được hình thành dưới tình hình điều kiện y tế rất kém, không hoàn toàn thích hợp sử dụng cho tất cả các bệnh nhân ung thư.
Thực ra, Đông dược điều trị ung thư có rất nhiều loại, có thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết, hóa đàm lợi thấp, lý khí hòa huyết… Vẫn còn một số quảng cáo không có trách nhiệm, khuếch đại hiệu quả, làm bệnh nhân và người nhà tin tưởng là thật. Cho đến nay vẫn chưa phát hiện linh đan diệu dược trị khỏi bệnh ung thư, bởi vì ung bướu là một loại bệnh tật vô cùng không đồng đều, biểu hiện lâm sàng thiên biến vạn hóa, tất cả ung bướu đều không thể thông qua một phương pháp trị liệu hoặc dược liệu giản đơn mà trị khỏi được. Đây là yêu cầu mọi người cần đề cao ý thức phòng tránh của bản thân, tin tưởng bác sĩ chuyên khoa, dùng Đông dược càng cần dưới sự chỉ đạo của bác sĩ Đông y có tư cách hành nghề chuyên khoa ung bướu mà tiến hành.
4. Ỷ lại thuốc bổ và ăn uống quá bổ
Do ung thư đối với thân thể tạo thành tổn hại nghiêm trọng, bác sĩ có thể dặn dò bệnh nhân cần tăng cường dinh dưỡng. Có những bệnh nhân và gia đình đã bắt đầu mù quáng đi dùng một số thuốc bổ, như Nhân sâm, Nhung hươu, Nhau thai, sữa ong chúa… Những thứ này không chỉ không khởi tác dụng tốt, ngược lại càng làm cho bệnh tình nghiêm trọng. Xét về nguyên nhân của nó mấu chốt là không đối chứng đúng bệnh. Thuốc bổ dưỡng trong Đông y trên lâm sàng phân thành 4 nhóm lớn: Bổ khí, bổ huyết, bổ âm, bổ dương. Về mặt dược tính lại có phân biệt hàn (lạnh), nhiệt (nóng), ôn (ấm), lương (mát). Về biện pháp trị liệu cụ thể lại có bổ tâm, bổ tỳ, bổ phế, bổ can, bổ thận khác nhau. Do đó trên lâm sàng cần căn cứ mức độ hư tổn của bệnh nhân cho đến tình hình tạng phủ mà dùng thuốc nhắm trúng mục tiêu.
Nếu không phân biệt, lúc nào cũng loạn bổ, không chỉ không thể đạt được mục đích bổ hư phù chính, ngược lại có thể làm bệnh tình nặng thêm. Nếu mà có bệnh nhân vốn là âm hư nội nhiệt, kết quả quá độ dùng Nhân sâm, Nhung hươu, tạo thành miệng khô lưỡi táo, mũi miệng xuất huyết, môi rộp mụn, hoàn toàn là “đốt dầu trên lửa”. Ngoài ra, nhau thai, sữa ong chúa tuy là một loại thực phẩm bổ, nhưng do có chứa nội tiết tố, nếu sử dụng dài kỳ có thể tạo thành cơ thể béo phì, thậm chí thúc đẩy ung bướu tái phát và di căn. Từ góc độ y học mà giảng, 80% nguyên nhân gây ung thư là không do di truyền, chỉ có chú trọng cân bằng dinh dưỡng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mới có thể giảm bớt nguy cơ mắc bệnh ung thư một cách hiệu quả, kỳ thực thuốc bổ thích hợp nhất đều là đến từ rau, quả và hoa màu (các loại lương thực phụ như ngô, cao lương, các loại đậu…) đúng mùa.
Theo www.sohu.com
Liên Hoa