Vâng, sinh viên nghèo thì khó mà sống được nếu thiếu mì tôm, nhưng ăn nhiều mì tôm thì cũng khó mà sống khỏe được.
- Chỉ một gói mì đã chiếm hơn một nửa nhu cầu muối hàng ngày
Các chuyên gia cho rằng mỗi người chỉ cần không quá 2,3 g muối một ngày nhưng mỗi gói mì đã chiếm đến hơn 1 g muối. Mà chế độ ăn của người Việt, chưa kể mì tôm thì hầu như đã là ăn mặn rồi.
Bạn đừng nghĩ mình còn trẻ nên không sợ ăn nhiều muối gây hại cho sức khỏe, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây chết người nhiều thứ 3 thế giới, và bệnh này đang ngày càng trẻ hóa.
- Hóa chất trong mì tôm có thể gây rối loạn chuyển hóa
Một cuộc nghiên cứu chế độ ăn của hơn 11 nghìn người cho thấy những phụ nữ ăn mì tôm nhiều hơn 2 lần mỗi tuần dễ bị rối loạn chuyển hóa. Tức là các vấn đề gây huyết áp cao, tăng đường máu, dư thừa mỡ bụng và cholesterol không ổn định, vừa hại sức khỏe, vừa ảnh hưởng thẩm mỹ.
- Khó tiêu
Dạ dày của bạn phải làm việc vất vả trong 2 giờ cũng không đủ để tiêu hóa những sợi mì ăn liền là điều mà các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu thấy. Thật khổ thân cái dạ dày, làm việc vất vả mà kết quả thì… đâu mãi chẳng thấy.
- Nóng trong người
Chắc các bạn đã hiểu được nỗi khổ do ăn nhiều mì rồi: mụn nổi ầm ầm. Vì nó được nấu chín nhờ chiên qua dầu ở nhiệt độ cao mà, ăn vào vừa nóng, vừa khát. Thành phần thì toàn carbohydrat với chất béo, mát sao được.
- Trong mì có nhiều hóa chất không tốt có thể gây ung thư
Chất phụ gia, chất chống oxy hóa, chất bảo quản, dầu bị biến chất ở nhiệt độ cao…sẽ đóng ghóp một phần trong những tác nhân gây ung thư cho những tín đồ nghiền mì tôm. Đó là chưa xét đến qui trình sản xuất mì liệu có thực sự an toàn không.
Tóm lại, ăn cơm thì vẫn an toàn hơn, chỉ e là có nhiều người lười quá không nấu nổi, vẫn ngày ngày “chiến đấu” với mì tôm. Cố lên các bạn, lười cũng là một căn bệnh rất nguy hiểm!
Tú Linh tổng hợp.
Xem thêm: