Đại Kỷ Nguyên

5 yếu tố trao đổi chất chủ yếu giúp giảm cân

Làm sao có thể giảm cân nếu không hiểu biết về cơ chế trao đổi chất của cơ thể, cũng như các cơ quan trong cơ thể tham gia vào quá trình trao đổi chất. Nhận diện được chúng, sẽ giúp bạn đốt hiệu quả đám mỡ “cứng đầu”.

Có 5 hệ thống đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất đó là gan, tuyến thượng thận, tuyến giáp, cơ bắp.

Thứ nhất là gan.

Gan đóng vai trò là cơ quan thải độc của cơ thể, sản xuất ra ¾ lượng hóc môn tuyến giáp, thực hiện 600 chức năng chuyển hóa. Khi gan tồn nhiều chất độc, thức ăn chế biến, thuốc, rượu, đường, và hóc môn gây căng thẳng, thì sẽ rơi vào tình trạng suy yếu. Biểu hiện ra bên ngoài sẽ là tăng cân ở vùng eo và đùi, có mỡ bụng, da xuất hiện mẩn ngứa, tâm trạng buồn bực, lượng đường trong máu không ổn định, bị mất ngủ, không thể giảm cân, hoặc có mức trao đổi chất cao.

Như vậy phải giữ gan luôn ở trạng thái khỏe mạnh, nếu muốn có cơ chế trao đổi lành mạnh, và khả năng đốt cháy mỡ tốt. Theo đó, phải loại bỏ các thức ăn có chất kích thích, thức ăn chế biến…

Thứ hai là tuyến thượng thận

Có chức năng giúp điều hòa hóc môn steroid (để giảm béo) và hóc môn giảm căng thẳng giúp cân bằng trao đổi chất. Tuyến thượng thận đóng vai trò chủ đạo, duy trì một cơ chế trao đổi chất lành mạnh. Các hóc môn do tuyến thượng thận tiết ra có tác dụng điều hòa giúp cơ thể cân bằng hóc môn, trao đổi chất ở mức tốt nhất, hoặc ngược lại trao đổi chất thấp, không hiệu quả. Hóc môn tiết ra xấu hay tốt là do thói quen hàng ngày, loại thức ăn tiêu thụ, lượng tập thể dục, và lối sống quyết định hoạt động của tuyến thượng thận.

Tuyến thượng thận tiết ra các chất như cortisol, catecholemines và adrenaline. Trong đó, cortisol điều tiết lượng glucose, chất béo và protein, giúp kiểm soát trao đổi chất trong cơ thể. Cortisol đóng vai trò quan trọng trong điều hòa huyết áp, và kiểm soát viêm nhiễm. Các chất catecholamines như adrenaline cũng giúp huy động nguồn năng lượng, đối phó với căng thẳng.

Vậy nguyên nhân gây rối loạn chức năng ở tuyến thượng thận là gì? Có rất nhiều nguyên nhân ví dụ như căng thẳng đầu óc, tâm lý, tiêu thụ thực phẩm nhạy cảm, mất cân bằng lượng đường trong máu, lây nhiễm (do ký sinh trùng, hay vi khuẩn), tập thể dục quá độ, hoặc bất kỳ điều gì gây ra căng thẳng cho cơ thể.

Do đó để tuyến thượng thận hoạt động được tốt, cần loại bỏ các nguồn gây căng thẳng cho cơ thể, như loại bỏ thực phẩm nhạy cảm, chữa trị các bệnh viêm nhiễm, giảm căng thẳng về trí não và tâm lý, và bất kỳ nguồn nào khác có thể có ảnh hưởng tiêu cực lên sinh lý học tuyến thượng thận.

Thứ ba là sự ảnh hưởng của tuyến giáp lên cơ chế trao đổi chất của cơ thể.

Tuyến giáp là tuyến trao đổi chất chủ đạo kiểm soát nhiệt độ của cơ thể, các chức năng trao đổi chất và khả năng đốt mỡ. Các hóc môn của tuyến giáp hoạt động trên hầu hết các tế bào trong cơ thể nhằm tăng cường hoạt động của tế bào hoặc tăng cường trao đổi chất. Nếu cơ thể có quá ít hoặc quá nhiều hóc môn tuyến giáp, thì quá trình trao đổi chất của toàn bộ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.

Hóc môn tuyến giáp T3 và T4 kiểm soát trao đổi chất ở mức tế bào trong khắp cơ thể, nếu thiếu các hóc môn này vì bất kỳ lý do nào, thì chức năng trao đổi chất sẽ bị chậm lại và trở nên suy yếu. Tuyến giáp điều chỉnh trao đổi chất, nên có sự liên hệ chặt chẽ giữa các bệnh về tuyến giáp và cân nặng. Việc tăng cân trở nên trầm trọng ở một số người hoạt động tuyến giáp suy giảm do sự tích tụ của muối và nước. Trong khi đó sụt cân là hiện tượng phổ biến ở những người có tuyến giáp hoạt động quá mức.

Mặc dù hóc môn tuyến giáp được xem là một liệu pháp kiểm soát cân nặng dễ dàng, tuy nhiên việc sử dụng hóc môn sẽ khiến mất đi protein trong cơ bắp, cũng gây bất lợi cho sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động yếu, cần phải làm sao để khôi phục.

Dưới đây là một số chỉ dẫn:

✔  Tìm nguyên nhân ẩn sâu có thể ở vấn đề dị ứng thực phẩm, thức ăn có chứa gluten, kim loại nặng, thiếu hụt dinh dưỡng và căng thẳng.

✔  Đa dạng các chất dinh dưỡng, bổ sung thức ăn có chứa i ốt, chất béo bão hòa, kẽm, omega 3, selen và một số chất khác.

✔  Giảm căng thẳng- không làm tuyến thượng thận phải làm việc quá sức, giảm căng thẳng bằng cách tham gia vào chương trình quản lý căng thẳng một cách toàn diện.

✔  Tập luyện- Tham gia vào các bài tập kích thích tuyến giáp, giúp tăng cường chức năng tuyến giáp.

✔  Những hoạt động này sẽ giúp tăng cường tuyến giáp, từ đó thúc đẩy cơ chế trao đổi chất.

Cơ quan thứ tư đóng vai trò quan trọng trong việc tăng, giảm cân là cơ bắp.

Đây là bộ phận tham gia tích cực vào trao đổi chất trong cơ thể, giúp đốt cháy mỡ, điều hòa lượng đường trong máu, và hỗ trợ trao đổi chất. Với sự hỗ trợ của tuyến giáp, các tế bào cơ bắp quyết định tốc độ trao đổi chất. Cơ thể càng có nhiều cơ bắp thì càng đốt được nhiều calories, và càng cần ít clories để duy trì cân nặng. Vì đa phần cơ quan thụ cảm insulin của chúng ta hiện diện trong các tế bào cơ bắp, nên càng ít cơ bắp, thì cơ thể càng dễ kháng insulin.

Có 3 khả năng xảy ra khi cơ thể kháng insulin và dễ bị béo phì.

✔  Trường hợp lý tưởng: Glucose được sử dụng làm nhiên liệu phát triển bắp thịt và thúc đẩy trao đổi chất. Trong trường hợp này, glucose chính là nguồn năng lượng cơ bản được sử dụng để đốt calories một cách hiệu quả, và cuối cùng là đốt mỡ.

✔  Trường hợp tạm chấp nhận: Glucose được trữ dưới dạng glycogen trong gan hoặc cơ bắp để dành làm nhiên liệu sau này. Trong trường hợp này, gan là nơi tích trữ glucose để sử dụng về sau (ví dụ để tập thể dục, hay khi bị nhỡ bữa do có việc gấp).

✔  Trường hợp xấu: nếu cơ thể trữ đủ glycogen, chế độ ăn của bạn không hợp lý, tỷ lệ cơ bắp thấp, lượng carbohydrate tiêu thụ cao, thì glucose sẽ được trữ dưới dạng chất béo.

Và cuối cùng cơ thể là sản phẩm của bốn nhân tố trao đổi chất ở trên.

Cơ thể có thể hoạt động tối đa hết công suất hay mắc bệnh chính là kết quả rõ nhất của bốn nhân tố trên. Cơ thể ảnh hưởng thế nào đến trao đổi chất. Liên quan đến vấn đề trao đổi chất tốt hay không, có biểu hiện ra hai loại cơ thể: Cơ thể đốt mỡ nhanh hoặc cơ thể tích trữ mỡ.

Nghe có vẻ hơi đơn giản quá, nhưng thực sự khi tìm hiểu sâu về cơ chế, chức năng trao đổi chất, các nhà nghiên cứu đã rút ra hai loại cơ thể như trên. Như vậy, thói quen, luyện tập, thực phẩm và lối sống của mỗi người đang thuộc về loại cơ thể nào, đốt mỡ hay tích mỡ? Hãy xem bảy khác biệt dưới đây giữa hai loại cơ thể:

Cơ thể đốt mỡ nhanh
  1. Dáng người đẹp
  2. Chức năng tuyến giáp tăng cường
  3. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh
  4. Gan sạch
  5. Tuyến thượng thận không bị quá tải
  6. Có bắp thịt

Trao đổi chất nhanh

Cơ thể tích mỡ
  1. Dáng người béo phì
  2. Chức năng tuyến giáp giảm
  3. Hệ tiêu hóa bị viêm nhiễm
  4. Gan nhiễm độc
  5. Tuyến thượng thận bị quá tải
  6. Mỡ nội tạng và mỡ dưới da nhiều

Trao đổi chất chậm

Cơ chế trao đổi chất quyết định loại cơ thể của bạn, và bạn chịu trách nhiệm đưa cơ chế trao đổi chất trong cơ thể mình đi đúng hướng. Muốn vậy, hãy nhận biết những thứ có thể gây căng thẳng cho cơ chế trao đổi chất bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây:

☑ Bạn có ăn quá nhiều thức ăn chế biến vào bữa trưa không? Nếu có, chính loại thực phẩm này đang làm gan quá tải, và kiềm chế tuyến giáp.

☑ Hàng ngày có phụ thuộc vào các chất kích thích như cà phê, nước uống có ga để tăng lực không? Nếu có, chính nó làm tuyến thượng thận mệt mỏi, nguyên nhân làm tăng lượng hóc môn gây căng thẳng (ví dụ như cortisol).

☑ Bạn có cần tăng thêm lượng protein cho chế độ ăn không? Hay phải tăng mỡ? Hay carbs?

☑ Bạn có cần giảm bớt thời gian tập nặng và thêm thời gian vào các bài tập giúp trao đổi chất không?

Xem thêm: Bí quyết giúp tiêu hơi, giảm chướng bụng, hiệu quả không ngờ

Lê Anh biên dịch

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version