Đại Kỷ Nguyên

6 bí quyết bảo vệ gan mà ai cũng cần biết

Gan là một cơ quan vô cùng quan trọng của cơ thể nhưng lại dễ bị nhiễm bệnh nhất. Điều này là bởi mọi thành phần đưa vào cơ thể đều được đi qua gan để chuyển hoá và thải độc. Vậy làm thế nào để bảo vệ cơ quan này.

1. Uống nhiều nước

Cơ thể người có tới 70% là nước, việc uống nhiều nước ngoài giúp cho cơ thể bổ sung dịch lỏng mà còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy sự trao đổi chất. Uống nhiều nước cũng thúc đẩy hoạt động các tuyến của cơ thể, đặc biệt là tuyến tiêu hóa và dịch tụy, mật, giúp hoạt động tiêu hóa, hấp thu và loại bỏ chất cặn bã của cơ thể tốt hơn, qua đó giảm các chất chuyển hóa và độc tố làm hại gan.

2. Tâm thái cởi mở

Đông y thường xuyên nhấn mạnh quan điểm “nóng giận thương gan”, bởi các tâm trạng mang tính tiêu cực như nóng nảy, buồn bã, thất vọng… sẽ gây tổn thương cho cơ quan này.

Để gan khỏe mạnh, trước tiên cần học cách kiềm chế tức giận, nghĩa là không để tức giận kéo dài quá ba phút, cần cố gắng để làm sao giữ tâm thái bình ổn giúp cho khí hòa; khi tâm trạng lạc quan cởi mở, bớt âu sầu rầu rĩ mới hạn chế được nóng gan, khí gan mới quân bình, thông thuận. Vi phạm luật tự nhiên này sẽ làm tổn thương gan khí.

3. Ngủ đủ giấc

Đông y cho rằng, hai khoảng thời gian tốt nhất trong ngày để đi ngủ là từ 11:00 – 13:00 trưa và 23:00 – 1:00 sáng. Bốn tiếng ngắn ngủi ấy là thời điểm lượng máu tập trung về gan nhiều nhất, tạo điều kiện tốt nhất cho cơ quan này nghỉ ngơi và khôi phục.

4. Chú ý cân bằng chế độ ăn uống

Ảnh:

Cần đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng, nghĩa là tỉ lệ thích hợp giữa protein, carbohydrate, chất béo, vitamin, khoáng chất từ nguồn thực phẩm dùng trong bữa ăn hàng ngày; đồng thời bảo đảm không quá chênh lệch giữa 5 loại vị, hãy cố gắng hạn chế bớt vị cay.

Chế độ ăn nhiều rau xanh được khuyến khích để bảo vệ gan và các cơ quan khác. Ngoài ra tránh uống bia rượu quá độ làm tổn thương gan.

5. Duy trì việc vận động vừa phải

Tăng cường tập thể dục thể thao có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Các chuyên gia y học dù Đông y hay Tây y cũng đều thừa nhận rằng tập thể dục thể thao có thể ngăn chặn gan nhiễm mỡ, vì giúp tiêu thụ mỡ dư thừa trong cơ thể. Những người đã bị gan nhiễm mỡ nên chú ý tập thể dục thể thao (như chạy bộ, đi bộ nhanh và đi xe đạp…), tất cả đều có công dụng tiêu thụ nhiệt lượng cơ thể và kiểm soát tăng cân.

6. Ăn lót dạ đó trước khi uống bia rượu

Để hạn chế tác động của bia rượu bạn nên ănlót dạ đó trước khi uống, vì ăn đồ ăn lót bụng, thức ăn sẽ tạo thành màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, niêm mạc ruột, không chỉ để bảo vệ dạ dày mà còn ngăn cồn rượu vào máu, giúp giảm độ nhiễm độc của bia rượu.

Cảnh giác những hành vi gây tổn thương gan

1. Thiếu ngủ

Một số người thích làm việc hoặc vui chơi vào ban đêm, xin lưu ý việc thức khuya rất dễ gây bệnh cho gan. Lý do là trong khi ngủ, cơ thể người đi vào cơ chế phục hồi, thường xuyên ngủ không đủ giấc sẽ làm sức đề kháng cơ thể suy giảm, ảnh hưởng đến cơ chế phục hồi của gan vào ban đêm.

2. Dùng mắt quá độ

Ảnh: maxlove.vn

Gan tàng huyết, thông với mắt. Sức khỏe của mắt liên quan chặt chẽ với sức khỏe gan. Thường xuyên dùng máy tính, xem truyền hình, điện thoại di động hoặc đọc sách thời gian dài có thể khiến mắt phải làm việc quá độ. “Nhìn lâu hại máu”, rất dễ gây thiếu máu gan.

3. Cảm xúc

Xã hội hiện đại áp lực cạnh tranh lớn, phải làm việc căng thẳng khiến nhiều người dễ có xu hướng bi quan, giận dữ, lo âu, trầm cảm, những cảm xúc tiêu cực này có thể làm hại gan, dẫn đến rối loạn chức năng gan. Từ góc nhìn Đông y, người hay u sầu thì gan khí trì trệ, người hay tức giận thì gan khí thất thường, cả hai loại cảm xúc tiêu cực này đều sẽ làm tổn thương gan. Nghiên cứu của giới Tây y cũng đã phát hiện ra rằng, những người hay tức giận thì khả năng mắc bệnh gan cao gấp 8 lần so với người bình thường.

4. Thực phẩm

Aflatoxin là một trong những yếu tố ảnh hưởng chính gây ung thư gan. Hạt gạo, đậu phộng và hạt dưa bị mốc meo có chứa nhiều aflatoxin, không nên ăn những thức ăn đã bị lên mốc.

Minh Nguyên T/h

Exit mobile version